Cần lưu ý với các biến chứng của thoái hóa khớp háng

Là một trong những khớp chịu lực nên khớp kháng cũng có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Thoái hóa khớp háng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà các biến chứng của nó có khả năng tác động xấu đến cuộc sống người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bệnh thoái hóa khớp háng 

Khớp háng là một trong những khớp lớn chịu trọng lượng của cơ thể và hoạt động thường xuyên nên theo thời gian, khớp háng rất dễ bị ăn mòn và dẫn đến thoái hóa. Sụn khớp háng bị mất khả năng bao bọc đầu xương dưới sụn là đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối khiến hai đầu xương này cũng bị bào mòn theo, cọ sát với nhau gây đau và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, phổ biến nhất vẫn là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi tuổi tác tăng cao. Bên cạnh đó, các yếu tố về tiền sử gia đình, cấu tạo khớp háng bất thường bẩm sinh, chấn thương khớp háng do tai nạn, té ngã (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi), viêm khớp háng (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi… không được điều trị triệt để là tác nhân thúc đẩy thoái hóa khớp háng.

Cần lưu ý với các biến chứng của thoái hóa khớp háng

Biểu hiện đầu tiên của thoái hóa khớp háng là bệnh nhân cảm thấy đau ở mặt trước đùi, bẹn rồi lan xuống mặt trong đùi hoặc tận khớp gối, sau mông… Tuy nhiên, đa số bệnh nhân thường chủ quan mà không chịu đi khám. Sau đó, biện độ vận động khớp háng giảm dần và gây khó khăn khi thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày, ngồi lên xe đạp… Lúc này, quá trình thoái hóa khớp háng đã diễn ra âm thầm và khiến sụn khớp hầu như bị ăn mòn hoàn toàn, các gai xương bám đầy và chà xát với nhau, với các đầu xương khiến người bệnh đau nhức nặng nề.

 

Nếu không được điều trị, tình trang đau nhức càng tăng nặng, khớp háng bị cứng khiến bệnh nhân không thể đi lại, các chỏm khớp biến dạng, khớp bị mất vận động. Người bệnh không thể đi lại mà phải dùng nạng đỡ, không thể xoay người, gấp dạng háng. Cơ vùng đùi có dấu hiệu teo nhỏ khiến việc đi đứng, vận động càng khó khăn hơn. Khi khớp háng bị phá hủy hoàn toàn, đầu xương tổn hại nặng nề không thể khắc phục, nếu không được thay khớp háng nhân tạo, người bệnh không thể vận động và dẫn đến bại liệt, mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng: 21/01/2017 - Cập nhật lúc: 4:11 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?