Cảm giác trong xương cánh tay bị đau nhức phải làm sao ?

Xin chào bác sĩ, 

Tôi là Kiều Oanh, 37 tuổi. Cách đây khoảng 3-4 tháng tôi thường có cảm giác trong xương cánh tay bị đau nhức nhưng cũng không quá nặng nề, đau khi có khi không nên cũng không quá để ý mà chỉ dùng dầu nóng để xoa bóp. Nhưng khoảng hơn 2 tuần nay, tôi lại thường xuyên thấy đau trong xương cánh tay, đau tăng khi tôi làm việc, khiêng đồ hay quét dọn, giặt giũ… Tôi cứ nghĩ xoa dầu nóng sẽ hết nhưng không thấy cải thiện. Xin hỏi tình trạng của tôi như vậy là bị gì? Cảm giác trong xương cánh tay bị đau nhức phải làm sao mới khỏi ? Tôi rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Tôi rất cảm ơn.

(Kiều Oanh, Tp.HCM)

GIẢI ĐÁP:

Kiều Oanh thân mến,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc của mình với chuyên mục thoaihoakhop.net nhé!

Với thắc mắc của bạn về tình trạng “trong xương cánh tay bị đau nhức phải làm sao”, chúng tôi xin được gửi đến bạn một số lời khuyên sau đây để cải thiện tình hình.

Xương cánh tay bị đau nhức là do đâu?

Đau nhức trong xương cánh tay không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Rất nhiều người gặp phải triệu chứng này trong cuộc sống hàng và bị ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt. Đối tượng hay bị đau nhức trong xương cánh tay thường là người cao tuổi hoặc những người làm công việc lao động tay chân, nhân viên văn phòng, làm việc thường xuyên với máy vi tính trong thời gian dài, ít vận động thư giãn… khiến cánh tay bị tê mỏi, lưu thông máu kém và dẫn đến đau nhức.

Nhìn chung, xương cánh tay bị đau nhức có thể là do các nguyên nhân sau đây:

♦ Loãng xương khiến các đầu xương bị đau nhức, đau mỏi dọc theo các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân; đau như kim châm toàn thân và tăng nặng vào ban đêm kèm theo ớn lạnh, chuột rút, ra nhiều, mồ hôi.

♦ Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến máu huyết bị ứ trệ, khó lưu thông đến xơ xương khớp nên gây đau nhức và tê bì ở cánh tay. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lao động và nghỉ ngơi sai tư thế trong thời gian dài, lao động nặng…

♦ Cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin nhóm B, vitamin D, canxi, kali, magie… thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, người gầy yếu suy nhược, thanh thiếu niên đang trong tuổi dậy thì.

Đọc thêm bài viết: Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu canxi để xác định xem bạn bị đau nhức xương cánh tay có phải do thiếu canxi hay không nhé!

♦ Luyện tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng lại không khởi động kỹ, luyện tập không đúng tư thế dễ dẫn đến chấn thương hoặc quá tải ở xương khớp, từ đó gây đau nhức kéo dài.

♦ Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích ứng. Nhiệt độ giảm mạnh làm các mạch máu dưới da co lại, giảm lưu lượng máu đến nuôi khớp, sụn khớp và màng hoạt dịch dẫn đến cơn đau và nhức mỏi ở trong xương.

♦ Người mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, suy tĩnh mạch, đái tháo đường khiến lượng máu nuôi dưỡng cơ xương khớp bị giảm sút nên gây đau nhức xương cánh tay. Chưa kể, thừa cân, béo phì làm tăng áp lực đè lên xương cánh tay nên gây đau.

♦ Một số bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa khuỷu tay, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm cơ, viêm xương… cũng là nguyên nhân gây đau nhức trong xương cánh tay ở một số người.

Thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua:

Đau nhức khớp cổ tay lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu thoái hóa

Trong xương cánh tay bị đau nhức phải làm sao ?

Đau nhức trong xương cánh tay thường xuất hiện vào cuối ngày, tăng nặng vào ban đêm hoặc sáng sớm. Cơn đau kéo dài âm ỉ khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, buồn chán… Để cải thiện tình trạng đau trong xương cánh tay, bệnh nhân cần lưu ý một số lời khuyên sau đây:

  • Xoa bóp, chườm nóng vùng cánh tay:

Xoa bóp kết hợp chườm nóng vùng cánh tay có tác dụng giúp mạch máu giãn nỡ và tăng lưu thông máu đến nuôi dưỡng gân, cơ, xương khớp, giảm đau nhức ở cánh tay hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi và lao động, sinh hoạt điều độ

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, làm việc sai tư thế, mang vác vật quá nặng; tránh ngủ muộn, thiếu ngủ, mất ngủ…khiến cơ thể mệt mỏi, xương khớp quá tải dễ gây đau nhức.

  • Khởi động kỹ trước khi tập thể dục, thể thao

Trước khi tập thể dục hay chơi thể thao, bệnh nhân nên khởi động kỹ để tránh bị căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp. Tránh những môn thể thao quá sức, nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, tập yoga, tập aerobic.

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng:

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, một chế ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng cần thiết. Người bệnh bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B(B1,B2,B6), vitamin C, vitamin D, 15 loại thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp, magie, kali, sắt…. tránh thực phẩm dầu mỡ và chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…) để giảm nhanh các cơn đau nhức trong xương cánh tay.

Nếu cơn đau kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, chị Oanh cần nhanh chóng đến các phòng khám chuyên khoa xương khớp hoặc bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của của chị.

Chúc chị sớm khỏi bệnh!

Ngày đăng: 05/09/2017 - Cập nhật lúc: 9:24 AM , 30/11/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?