Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng những thói quen hàng ngày

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác xương khớp của chúng ta cũng dần có sự thoái hóa gây đau nhức và giới hạn các cử động hàng ngày, khớp đầu gối cũng không ngoại lệ. Bệnh thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý về cơ xương khớp có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất hiện nay. Thế nhưng một số thói quen hàng ngày cũng có thể giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối mà không phải ai cũng biết. 

7 thói quen giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

1. Tập thể dục, thể thao

Tập thể dục là một trong những biện pháp rất hữu dụng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Đồng thời tập luyện cũng giúp nâng cao sức mạnh cơ bắp và kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể. Đây cũng chính là yếu tố để tăng cường dinh dưỡng đến nuôi sụn khớp. Tuy nhiên nếu việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách thì lại gây phản tác dụng, thậm chí còn thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp gối phát triển.

tập thể dục giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Các chuyên gia khuyên rằng khi luyện tập bạn nên bắt đầu với những bài tập căn bản, phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác. Khoảng thời gian luyện tập lý tưởng trung bình cho mỗi lần là 30 phút với ít nhất 5 ngày trong một tuần và không nên bỏ bê việc luyện tập liên tục trong 2 ngày liền.

2. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Cân nặng dư thừa là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh thoái hóa khớp gối vì trọng lượng tăng làm gia tăng áp lực đè nặng lên khớp cũng như sụn khớp. Đây chính là lý do những người thừa cân, béo phì thường hay mắc căn bệnh này hơn hẳn những người khác.

Chính vì vậy việc duy trì kiểm soát tốt cân nặng ở mức vừa phải cũng là cách để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa thoái hóa khớp gối. Nếu đang dư thừa cân nặng bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, luyện tập và thói quen sinh hoạt cho hợp lý để trọng lượng luôn được duy trì ở mức lý tưởng.

Vậy làm sao để biết bạn có đang bị thừa cân, béo phì hay không? Điều này sẽ được xác định đơn giản bằng cách tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức dưới đây:

BMI= cân nặng( kg) / chiều cao x chiều cao (m)

+ BMI từ 18,5 – 25: Cân nặng đang ở mức chuẩn

+  BMI từ 25-30: Bạn đang bị thừa cân

+ BMI 30 – 40: Bạn đang bị béo phì và nên bắt đầu có kế hoạch giảm cân ngay

+ BMI trên 40: Tình trạng béo phì đang ở mức báo động.

3. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi toàn bộ các cơ quan trong cơ thể cần được nghỉ ngơi để tái tạo, xương khớp của chúng ta cũng vậy. Việc sử dụng khớp gối quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp gối. Điều quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng. Nếu đầu gối của bạn đang có biểu hiện sưng đau hoặc chấn thương, hãy nghỉ ngơi. Cố gắng tránh vận động khớp gối đang bị tổn thương ít nhất trong 12- 24 giờ để đầu gối có thể phục hồi được trạng thái như ban đầu.

4. Kiểm soát lượng đường trong máu

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu

Theo Tổ chức Arthritis Foundation, đái tháo đường là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp gối. Lý do  bởi nồng độ  glucose trong máu cao có thể gia tăng tốc độ hình thành các phân tử làm sụn cứng và kích hoạt các phản ứng viêm khớp, thoái hóa khớp. Chính vì vậy trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm soát tốt bệnh để đường huyết luôn được giữ ở mức ổn định.

5. Làm việc vừa sức

Lao động quá sức hoặc thường xuyên phải mang vác vật nặng có thể gây tổn thương sụn khớp gối và cuối cùng là dẫn đến thoái hóa khớp. Chính vì vậy mọi người khi làm bất cứ việc gì cũng nên tự lượng sức mình. Đối với những công việc nặng nhọc thì nên có sự trợ giúp của máy móc hoặc nhờ người khác cùng làm.

6. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý 

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 ( cá, trứng, dầu thực vật…); Rau quả chứa nhiều vitamin C ( dâu tây, xoài, nho, kiwi, cà chua…). Chúng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và bổ sung chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khớp gối.

Chế độ ăn uống phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối bằng các thực phẩm giàu canxi

 Đặc biệt các loại thực phẩm giàu canxi không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Trung bình ở một người trưởng thành, người phụ nữ sẽ cần từ 210-240 mg calcium/ngày, trong khi đó lượng canxi một cần cần cho nam giới là 290-400 mg calcium /ngày. Lượng canxi này chủ yếu được bổ sung qua các loại thực phẩm hàng ngày như đậu nành, sữa, tôm, cua…Tuy nhiên nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi thì cần uống thêm thuốc bổ sung canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Làm việc, vận động  đúng tư thế

Trong khi ngồi làm việc hay lao động , nghỉ ngơi mọi người cũng cần chú ý giữ tư thế hoạt động đúng cách. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ khiến cho khí huyết bị ứ trệ, khớp gối trở nên cứng khó cử động. Đồng thời tránh việc chuyển đổi các tư thế một cách đột ngột gây tổn thương khớp gối.

Trên đây là 7 thói quen bạn nên thực hiện để phòng ngừa thoái hóa khớp gối. Cùng với những biện pháp trên việc đi khám sức khỏe định kỳ  6 tháng/ lần sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này khi mắc phải.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Ngày đăng: 01/12/2017 - Cập nhật lúc: 3:59 AM , 15/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?