Cách giảm đau khớp háng khi mang thai cho mẹ bầu

Tình trạng đau khớp háng khi mang thai đã trở nên rất quen thuộc đối với hầu hết chị em phụ nữ trong giai đoạn bầu bí, nhất là trong những tháng cuối của thai kì. Điều này gây không ít khó khăn trong sinh hoạt và gây cho bà bầu tâm lý hoang mang lo lắng, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Những thông tin được chuyên gia chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu biết nguyên nhân và cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả.

Nguyên nhân có bầu bị đau khớp háng

Trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kì, rất nhiều chị em cảm thấy hai bên khớp háng thường xuyên bị đau nhức khiến cho mọi hoạt động từ việc đi lại đến sinh hoạt đều trở nên khó khăn. Tình trạng này xảy ra rõ ràng nhất ở chu kì thứ hai và ba của thai kì. Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột ở từng thời điểm khác nhau và nó cũng có thể diễn ra liên tục.

Nguyên nhân có bầu bị đau khớp háng

Theo Ts.Nguyễn Thị Lệ Thủy- khoa Cơ xương khớp bệnh viện Nhân Dân 115: Hầu hết chị em khi mang thai đều gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bị đau khớp háng khi mang thai là do trọng lượng cơ thể tăng theo sự phát triển của em bé làm gia tăng áp lực lên vùng hông chậu, từ đó dẫn đến các cơn đau.

Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể người mẹ thường phải huy động một lượng lớn canxi để nuôi dưỡng cho thai nhi phát triển. Chính điều này đã khiến cho nhiều mẹ bầu dễ bị thiếu hụt canxi, nhất là các mẹ không được ăn uống tẩm bổ hợp lý.

Thêm một lý do được Ts Nguyễn Thị Lệ Thủy đưa ra để giải thích cho hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng đó chính là do ảnh hưởng của một số bệnh lý ở khớp háng và vùng chậu. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng hay thoát vị đĩa đệm vùng chậu. Bệnh có thể xảy ra trước khi chị em có bầu hoặc phát sinh trong giai đoạn thai kì do khu vực này phải chịu áp lực đè nặng từ sự phát triển của thai nhi và từ chính sự tăng cân của người mẹ nên dễ bị tổn thương và dần phát triển bệnh.

Như vậy tình trạng có bầu bị đau khớp háng xuất phát từ nhiều lý do. Bệnh có thể gây ra bởi một hay nhiều nguyên nhân kết hợp cùng lúc. Việc điều trị đau khớp háng khi mang thai là điều cần thiết song bà bầu cần đặc biệt thận trọng lựa chọn phương pháp thích hợp để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả

Để tìm ra cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả thì trước tiên chị em nên tới bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng thuốc là điều tối kị trong giai đoạn này và chỉ khi cần thiết mới được bác sĩ chỉ định. Thay vào đó, bà bầu có thể khắc phục những cơn đau khớp háng bằng các biện pháp tự nhiên dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều trong những ngày bị đau. Hạn chế việc đi lại, cử động khớp háng nhiều và để giảm gánh nặng cho khớp hàng thì nên dùng tay mỗi khi di chuyển.
  • Trong trường hợp bầu quá to khiến các cơn đau xảy ra thường xuyên,Ts Nguyễn Thị Lệ Thủy khuyến cáo chị em nên dùng đai nâng đỡ bụng bầu. Giải pháp này vừa giúp giảm sức nặng lên khớp háng vừa cố định được phần nào khớp xương chậu nên hạn chế được các cơn đau cho mẹ bầu.
  • Khi các cơn đau đã chấm dứt nên tiến hành tập luyện các bài tập phù hợp cho vùng bụng và vùng hông chậu. Điều này sẽ giúp khớp háng vận động linh hoạt , dẻo dai và cũng giúp chị em vượt cạn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó mỗi ngày bà bầu cũng nên đi bộ ít nhất 30 phút hoặc tham gia một khóa tập yoga dành cho bà bầu cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả

Bà bầu nên tránh tư thế ngồi xổm khi mang thai để không bị đau khớp háng

  • Tránh các tư thế không đúng khiến cơn đau khớp háng thêm tồi tệ: Chẳng hạn như ngồi xổm, đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ.
  • Một cách giảm đau khớp háng khi mang thai cấp tốc mà rất nhiều bà bầu đã áp dụng thành công đó chính là chườm nóng. Để xoa dịu cơn đau mẹ bầu có thể lấy 1 chai nước nóng áp vào háng bị đau khoảng 15-20 phút.
  • Mẹ bầu cũng cần chú ý mặc trang phục rộng rãi, thoải mái phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai kì để xương khớp luôn được thả lỏng, thư giãn. Việc đi giày cao gót cũng không được khuyến khích khi mang thai bởi nó khiến cho bà bầu dễ bị vấp té và làm tổn thương khớp háng dẫn đến các cơn đau.
  • Cuối cùng, điều quan trọng không kém đó chính là điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai cần được ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, trứng, sữa…Kết hợp với việc tắm nắng thường xuyên để cơ thể có khả năng hấp thu canxi tốt hơn cho xương khớp được cứng chắc.

Qua những thông tin Ts Nguyễn Thị Lệ Thủy vừa cung cấp, hy vọng bà bầu đã tìm ra cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả. Chúc các chị luôn khỏe mạnh!

MẸ BẦU NÊN THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng: 18/01/2018 - Cập nhật lúc: 3:53 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?