Cách điều trị bệnh gai đôi cột sống phổ biến nhất hiện nay

Bệnh gai đôi cột sống là dị tật cột sống bẩm sinh hình thành từ trong quá trình phát triển của bào thai. Gai đôi cột sống có thể không xuất hiện các biểu hiện cụ thể nhưng cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức cột sống nặng nề. Nhiều trường hợp gai đôi cột sống không có dấu hiệu bất thường cho đến khi trưởng thành mới phát tác và kéo theo các bệnh lý nghiêm trọng ở cột sống. Nếu được phát hiện và điều trị gai đôi cột sống đúng cách ngay từ sớm, bệnh nhân có cơ hội thành công cao hơn và nguy cơ tái phát sẽ thấp hơn rất nhiều. 

Gai đôi cột sống là bệnh do dị tật cột sống bẩm sinh?

Gai đôi cột sống (spina bifida) là một dị tật cột sống bẩm sinh trong quá trình phát triển phôi thai trong bụng mẹ có liên quan đến sự phát triển khiếm khuyết của ống thần kinh bào thai. Ống thần kinh bào thai là cơ sở để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện về sau nên xuất hiện và phát triển từ rất sớm. Ngay từ đầu tuần thứ 3 của thai kỳ, ống thần kinh đã bắt đầu khép dần lại và đến cuối tuần thứ 4 của thai kỳ, ống thần kinh sẽ khép lại hoàn toàn. Đối với gai đôi cột sống, ống thần kinh không được đóng hoàn toàn, phần thân xương sống nằm phía trên phần dây sống cũng không được đóng hoàn toàn khiến hai cửa cung sau thân đốt sống không được hàn kín lại để bảo vệ tủy sống.

Bệnh gai đôi cột sống: Nguyên nhân, cách chữa trị thế nào?
Bệnh gai đôi cột sống: Nguyên nhân, cách chữa trị thế nào?

Theo các chuyên gia, để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh gai đôi cột sống vẫn là điều khó khăn. Vì gai đôi cột sống là một khiếm khuyết bẩm sinh nên yếu tố gây bệnh gai đôi cột sống có thể là do di truyền, chế độ dinh dưỡng và môi trường sống của người bệnh. Trong đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu acid folic có thể khiến trẻ bị gai đôi cột sống hoặc mắc phải những dị tật ở ống thần kinh ngay từ khi sinh ra.

Các triệu chứng gai đôi cột sống cũng không hoàn toàn giống nhau tùy theo loại gai đôi cột sống. Thông thường, bệnh nhân bị gai đôi cột sống nếu bị đau nhức thì sẽ xuất ở vùng cột sống thắt lưng hoặc vùng xương cùng.Khi dùng tay ấn vào thì càng đau nặng. Có thể gây hạn chế vận động, đau tau và lan xuống chân, co cứng cột sống, mất đường cong sinh lý. Một số trường hợp bệnh xảy ra từ sớm khi trẻ còn nhỏ nhưng một số khác lại đến tuổi trưởng thành mới phát tác do quá trình lao động và sinh hoạt gây ảnh hưởng đến cột sống. Gai đôi cột sống cũng là nguyên nhân khiến cột sống dần bị suy yếu và thúc đẩy các bệnh lý về cột sống như đau lưng, thoát vị đĩa đệm,…

Đau - Triệu chứng bệnh gai đôi cột sống thường gặp
Đau – Triệu chứng bệnh gai đôi cột sống thường gặp

Cách điều trị bệnh gai đôi cột sống tốt nhất

Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào có có khả năng chữa dứt điểm hoàn toàn chứng bệnh gai đôi cột sống mà chỉ có thể giúp giảm đau và kiểm soát tối đa các biến chứng gây ảnh hưởng đến cột sống. Tùy theo loại gai đôi cột sống mà người bệnh mắc phải và mức độ rối loạn do gai đôi cột sống gây ra mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Gai đôi cột sống có thể được điều trị theo 3 phương pháp phổ biến sau đây:

1. Cách chữa gai đôi cột sống theo y học hiện đại

# Điều trị nội khoa bằng thuốc: 

Các loại thuốc điều trị gai đôi cột sống thường được sử dụng là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ như Paracetamonl, Ibuprofen, Arcoxia, Korulac, Mobic, Hydrocortisol, Vitamin B12,…

Thuốc chữa bệnh gai đôi cột sống
Thuốc chữa bệnh gai đôi cột sống

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng:

Áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, kéo dãn cột sống bằng máy… tác động vào cột sống để tăng cường vận động, hạn chế sự phát triển của gai xương.

Phẫu thuật trị gai đôi cột sống:

Chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh thực sự nghiêm trọng, có biểu hiện chèn ép dây thần kinh hay ống tủy sống, vẹo lệch cột sống.

2. Các bài thuốc chữa gai đôi cột sống từ đông y

Để loại bỏ bệnh gai đôi, đông y có 3 bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1:

  • Thành phầnSinh địa 50g, Tàm sa 30g, Uy linh tiên 15g, Tần giao 9g, Xích thược 9g, Kỳ xà 9g, Đương quy 9g, Chế phụ tử 9g, Quế chi 9g.
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm sắc kỹ với nước trên lửa nhỏ đến khi thuốc sôi thì gạn lấy nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang.
  • Tác dụng của bài thuốc: Ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, hóa ứ, chỉ thống; thích hợp cho người bệnh bị gai đôi cột sống gây đau lưng, đau cột sống, tê liệt chi dưới, cử động đau tăng.

Bài thuốc 2: 

  • Thành phần: Lá lốt 800g, Thiên niên kiện 300g, Thổ phục linh 300g, Cỏ xước 300g, Quế chi 100g, Rượu trắng 5 lít.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc phơi khô, tánh nhỏ rồi ngâm với rượu trắng từ 7-10 ngày. Sau đó lấy ra uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống khoảng 30ml.
  • Tác dụng: Giảm đau nhức cột sống, hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống.
Các bài thuốc chữa gai đôi cột sống bằng đông y
Các bài thuốc chữa gai đôi cột sống bằng đông y

Bài thuốc 3:

  • Thành phần: Thiên niên kiện 10g, Huyết giác 10g, Kim sương 10g, Quế nhục 10g, Địa liền 10g, Lá thông 10g, Đại hồi 10g, Hoa chổi xể 10g, Ấu tầu 5g, Rượu trắng 500ml.
  • Cách dùng: Đem các nguyên liệu tán nhỏ rồi ngâm với rượu trắng, đậy kín nắp trong 7 ngày. Mỗi ngày lắc bình rượu thuốc 1 lần để thuốc ngấm đều. Khi sử dụng, dùng rượu thuốc xoa bóp vùng lưng bị dau do gai đôi cột sống.
  • Tác dụng: Bài thuốc giúp giảm đau nhức cột sống, đau lưng, chữa bệnh gai đôi hiệu quả.

3. Cách chữa trị gai đôi cột sống theo phương pháp Khí Công Y Đạo

Hiện nay, phương pháp này đang được đông đảo người bệnh tìm đến, vừa giúp chữa khỏi bệnh gai đôi cột sống mà sức khỏe cũng được cải thiện rất nhiều. Nó tập trung vào:

  •  Dựa vào huyết áp và đường huyết để điều chỉnh chế độ ăn uống.
  •  Kết hợp luyện tập các bài tập khí công.
  •  Áp dụng vật lý trị liệu và vận động cột sống.
  •  Châm cứu các huyệt Thận du, Đại trường du, Giáp tích, Hoàn khiêu, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn…

4. Bệnh gai đôi cột sống cần lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt

Để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh gai đôi mau khỏi hơn, người bệnh cần lưu ý:

  • Điều chỉnh lại tư thế sinh hoạt và lao động phù hợp, tránh những tư thế khom lưng, bê vác vật nặng, vận động mạnh, đột ngột…
  • Tránh luyện tập quá sức, các bài tập cần sự vận động mạnh và đột ngột như nhảy cao, nhảy dây, đẩy tạ… để hạn chế những cơn đau cấp tính tái phát. Thay vào đó, bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, các môn thể thao không đòi hỏi quá nhiều sức lực như đi bộ, aerobic, bơi lội, yoga… để giảm sức nặng và áp lực cơ thể lên cột sống, chống co cứng cơ và giảm đau tốt hơn. Tuy nhiên, khi tập aerobic, người bệnh cũng không nên tập các động tác xoay vặn, cúi người.
  • Người bệnh gai đôi cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, cần hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, mỡ động vật; nên tăng cường vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, uống sữa mỗi ngày để tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp. Đồng thời theo dõi cân nặng để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tránh gây sức ép lên cột sống.

Bạn nên xem:

Ngày đăng: 21/12/2016 - Cập nhật lúc: 7:52 AM , 08/10/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?