Cách chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là một trong những chẩn đoán thường gặp nhất ở người cao tuổi. Căn bệnh này gây ra những cơn đau đáng kể dẫn tới tình trạng tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống ở những người từ 65 tuổi trở lên. Cách chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi cũng không mấy khác biệt so với những đối tượng khác, tuy nhiên do khả năng liền của xương khớp rất hạn chế nên người già ít khi được chỉ định phẫu thuật.

Theo thống kê, bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 60-65 trở đi. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi tác và nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 70 – 79 tuổi là bị thoái hóa khớp gối tấn công nhiều nhất. Nguyên nhân là do càng lớn tuổi thì khả năng bơm máu đến nuôi dưỡng khớp gối ngày càng giảm sút, sự lạo hóa của lớp sụn bao bọc trong khớp gối cũng diễn ra mạnh mẽ làm giảm khả năng chịu đựng của đầu gối khi có tác động xấu từ bên ngoài. Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì một số yếu tố khác như suy giảm khả năng miễn dịch, thay đổi nội tiết tố tuổi mãn kinh, bệnh lý ( tiểu đường, gout, loãng xương…) cũng được cho là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi.

Cách chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu gối, các hoạt động co duỗi đầu gối hay đi lại bị hạn chế.  Bệnh nặng hơn thì các cơ bắp bên chân bị bệnh có biểu hiện teo cơ, yếu liệt do bệnh nhân ít vận động trong một thời gian dài vì sợ đau.

3 cách chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi nên được chữa trị sớm trước khi nó ảnh hưởng đến khả năng vận động của người già. Dưới đây là một số sự lựa chọn trong điều trị thoái hóa khớp gối cho nhóm đối tượng này:

1.Cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi không dùng thuốc

Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được coi là nền tảng trong việc điều trị căn bệnh này. Chúng được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc giảm đau, cải thiện chức năng hoạt động của đầu gối và chặn đứng tiến trình thoái hóa của khớp gối.

– Giảm cân: 

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính thúc đẩy sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi. Chính vì vậy bệnh nhân được khuyên giảm cân nếu như đang dư thừa trọng lượng  cơ thể. Đây chính là cách để làm giảm sức nặng đè nén lên khớp gối, từ đó làm chậm tiến trình thoái hóa khớp gối và giảm đau đớn cho người bệnh.

– Tập thể dục:

Luyện tập không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe mà nó còn tốt cho người già bị thoái hóa khớp gối. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức mạnh của các cơ quanh đầu gối,tránh khô khớp , cứng khớp, đồng thời cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khớp gối.

Cách chữa thoái hóa khớp gối cho người cao tuổi bằng tập luyện

Các môn vận động như đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi lội….được khuyến khích cho người già bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên người bệnh chú ý không nên tập luyện một cách gắng sức, hãy nghỉ ngơi ngay khi đôi chân bắt đầu có  dấu hiệu mỏi.

– Vật lý trị liệu:

Một phương pháp chữa thoái hóa khớp gối cho người cao tuổi có nhiều tác dụng như: Giảm đau, tăng sức mạnh cơ bắp, phục hồi khả năng vận động của khớp gối và làm giảm sự tiến triển của thoái hóa.

Đối với phương pháp chữa bệnh này người bệnh sẽ được bác sĩ vật lý trị liệu trực tiếp hướng dẫn hoặc trị liệu. Một số phương pháp như siêu âm, đắp parafin, chiếu hồng ngoại, chườm nóng được cho là có tác dụng khá đối với căn bệnh này.

Ngoài ra bệnh nhân cũng được bác sĩ hướng dẫn những kiến thức về ăn uống khi mắc bệnh nhằm có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp, tốt cho khớp gối.

2. Cách điều trị thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi bằng thuốc

 Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là giảm đau và cải thiện chức năng chứ không giúp đảo ngược tiến trình thoái hóa của khớp gối ở người cao tuổi. Các loại thuốc đang được sử dụng bao gồm:
  • Acetaminophen

Thuốc chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Là thuốc giảm đau được lựa chọn đầu tiên cho người cao tuổi do an toàn và có tác dụng nhanh. Bằng cách giảm

hoạt động của prostaglandin , Acetaminophen giúp giảm các cơn đau lan truyền và ngăn chặn phản ứng viêm.

  • NSAIDs ( thuốc chống viêm Non steroid ):

Bao gồm một số loại thuốc như Axit acetylsalicylic, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,Indomethacin, Celecoxib. Các loại thuốc này cũng được chỉ định nhưng ít hơn do có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho người già.

  • Thuốc tiêm Corticosteroid (methylprednisolone, triamcinolone): 

Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp gối bị bệnh nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài trong nhiều tháng và số lần tiêm thuốc tối đa trong 1 năm cũng chỉ giới hạn ở mức 3-4 lần trong năm. Khi tiêm thuốc người bệnh có thể gặp một số phản ứng tại chỗ tiêm như sưng, đau, ngứa ngáy và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu thực hiện tiêm thuốc ở những cơ sở y tế không đảm bảo yêu cầu về tiệt trùng.

  • Tiêm Hyaluronate

Loại thuốc này có tác dụng thay thế thành phần dịch khớp trong khớp giúp cho khớp gối không bị khô và hoạt động trơn tru hơn. Mỗi đợt tiêm thuốc liên tục 3-4 lần trong tuần và phải sau đó khoảng 6 tháng người bệnh mới được tiêm thêm lần tiếp theo nếu cần. Việc tiêm Hyaluronate cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ tại chỗ tiêm và không nhiều bệnh nhân tiếp cận được với phương pháp chữa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi này do có chi phí quá đắt đỏ.

3. Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối cho người cao tuổi

Trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng được với thuốc và người già có nguy cơ bị biến chứng do thoái hóa khớp gối thì bác sĩ sẽ xem xét đến phương án cuối cùng là phẫu thuật.

Tuy nhiên do đã lớn tuổi nên sau phẫu thuật người già cần nhiều thời gian hơn để bình phục và quay trở lại sinh hoạt bình thường và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát lại sau đó nếu không có biện pháp chăm sóc, bảo vệ khớp thích hợp.

BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Ngày đăng: 16/12/2017 - Cập nhật lúc: 2:38 PM , 11/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?