Cách chữa thoái hóa cổ chân đơn giản với cây thuốc quanh nhà

Hướng dẫn cách chữa thoái hóa cổ chân đơn giản bằng những cây thuốc có sẵn trong vườn nhà được nhiều người áp dụng. Không cần tốn quá nhiều chi phí, chỉ với việc tận dụng các vị thảo dược sẵn có trong vườn như lá lốt, đinh lăng, cỏ xước, ngải cứu… bạn có thể khắc phục được các triệu chứng thoái hóa cổ chân nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Nhận diện bệnh thoái hóa cổ chân 

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng tổn thương sụn khớp và các xương dưới sụn ở vùng cổ chân do mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và tổng hợp sụn khớp và các xương dưới sụn. Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp bị ăn mòn, trở nên khô xơ, chất lượng dịch khớp giảm sút khiến các đầu xương dễ ma sát và cọ vào nhau khi vận động, gây đau nhức và hạn chế vận động cổ chân.

cach-chua-thoai-hoa-co-chan-don-gian-voi-cay-thuoc-quanh-nha-1

Thoái hóa khớp là một hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thoái hóa có thể diễn ra ở các vị trí khớp khác nhau, trong đó, thoái hóa khớp cổ chân khá phổ biến, xảy ra do sự mất cân bằng giữa việc tái tạo và hủy hoại sụn khớp và các xương dưới sụn; do các dị dạng bẩm sinh ở cổ chân hoặc mắc bệnh viêm khớp cổ chân; do chấn thương ở cổ chân hoặc vận động cổ chân quá mức thường gặp vận động viên điền kinh, cầu thủ, diễn viên múa, phụ nữ mang giày cao gót…

Mang giày cao gót làm tăng nguy cơ thoái hóa cổ chân
Mang giày cao gót làm tăng nguy cơ thoái hóa cổ chân

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp cố chân thường cảm thấy đau ở vùng cổ chân và thấy vướng khi hoạt động chân. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau nhói bất chợt khi thực hiện các động tác gắng sức hoặc ấn lên vùng cổ chân. Cơn đau thường ở mức độ nhẹ và dần chuyển nặng, đau mạnh  khi hoạt động nhưng giảm dần khi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Khi chuyển có thể nghe thấy âm thanh rạo rạo phát ra từ cổ chân. Nhiều trường hợp xuất hiện phản ứng sưng viêm nóng đỏ ở khớp cổ chân hoặc tràn dịch khớp cổ chân diễn ra cùng với những cơn đau khớp. Đau khớp cổ chân khiến bệnh nhân ít di chuyển và hoạt động cổ chân. Lâu ngày đến teo cơ ở vùng khớp này, một số trường hợp còn bị biến dạng xương, di chuyển khó khăn và khó đứng vững.

cach-chua-thoai-hoa-co-chan-don-gian-voi-cay-thuoc-quanh-nha-3

5 cách chữa thoái hóa cổ chân đơn giản quanh nhà

Đây là các vị thuốc dân gian thường dùng, tuy đơn giản, dễ kiếm những hiệu quả điều trị thoái hóa cổ chân lại rất cao. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc như:

1. Chữa thoái hóa cổ chân bằng đinh lăng

Công dụng của đinh lăng:

Đinh lăng là loại cây quen thuộc được nhiều gia đình trồng để làm cây cảnh và phòng khi cần dùng để chữa bệnh nên rất dễ tìm. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có tác dụng làm thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, giảm đau, cường gân kiện cốt, tăng độ bền bỉ và dẻo dai nên thường được dùng để chữa các bệnh về xương khớp.

Cách chữa thoái hóa cổ chân bằng đinh lăng

Cách thực hiện bài thuốc trị thoái hóa cổ chân từ cây đinh lăng:

Chị Thùy Vân (Hà Nam) chia sẻ: “Bố mình rất thích trồng mấy cây thuốc trong vườn, nào là lá lốt, đinh lăng, cúc tần… vừa dùng để ăn vừa làm thuốc chữa bệnh. Có thời gian bố mình thường bị đau cổ chân, mỗi ngày thường dùng 20-30g rễ và thân cây đinh lăng; 10g lá lốt, 10g rễ cây trinh nữ, 10g cúc tần, 10g bưởi bung đem rửa sạch rồi sắc với 2 lít nước uống trong ngày vậy mà hơn 1 tháng là thấy giảm đau hẳn. Dùng thêm 1-2 tháng nữa thì dứt bệnh luôn. Ai mà bị đau kèm theo sưng thì dùng thêm 40g lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, đắp lên cổ chân cũng nhanh khỏi hẳn”

2. Dùng rượu mè điều trị thoái hóa cổ chân

Rượu mè là bài thuốc chữa thoái hóa khớp đầu gối, khớp cổ chân, cổ tay được dân gian áp dụng khá phổ biến. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc rượu mè như sau:

“Đem 100g hạt mè rang cho vàng đều, có mùi thơm thì cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho mè vào ngâm với 1 lít rượu trắng loại ngon. Ngâm khoảng 1 tháng thì lấy uống 2 lần/ngày. Mỗi ngày uống 10ml để giảm đau do thoái hóa khớp cổ chân. Cách này dễ làm và cho tác dụng hay lắm, nhất là lúc mới bị bệnh” – anh Tâm Nguyễn (Bình Thuận) cho biết.

3. Cách chữa thoái hóa cổ chân bằng cỏ xước

Công dụng của cỏ xước:

Cỏ xước là một loài cây mọc hoang và cũng được nhiều người trồng để làm thuốc. Trong Đông y, cỏ xước được dùng để chữa các bệnh khớp nhờ tác dụng thông máu, tiêu viêm, giảm đau, bổi bổ gan thận và kiện gân cốt.

Cách chữa bệnh thoái hóa cổ chân bằng cỏ xước

Cách thực hiện:

Đem 16g rễ cỏ xước, 12g ngải cứu, 16g nhọ nồi, 12g thương nhĩ tử, 16g hy thiêm thảo và 20g phục linh sao vàng rồi cho vào ấm sắc lấy 3 nước. Hòa 3 lần nước thuốc lại và đem sắc 1 lần cuối cho đặc lại thì chia uống 3 lần trong ngày. Dùng liên tục 7-10 ngày kết hợp xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

4. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp cổ chân từ lá lốt

Lá lốt được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày nên chẳng hề khó kiếm. Người mắc bệnh thoái hóa khớp có nên ăn lá lốt hàng ngày kết hợp sử dụng bài thuốc sau:

Nguyên liệu và cách thực hiện:

Dùng 30g lá lốt, 30g rễ vòi voi, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cỏ xước còn tươi đem thái mỏng và sao vàng rồi sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén thì chia uống 3 lần/ngày.

Theo như chia sẻ của bạn đọc hangvo…@gmail.com: “…Nhà mình có trồng lá lốt và ngải cứu để ăn với chữa bệnh. Đợt bà ngoại mình bị thoái hóa cổ chân được người quen chỉ dùng lá lốt, cỏ xước, bưởi bung với rễ cây vòi voi sắc nước uống thấy cho đỡ đau rất nhiều. Ngoài uống thuốc, ngoại mình có đắp thêm lá lốt và ngải cứu chưng giấm ở cổ chân để giảm sưng. Khoảng 1 tuần là hết sưng liền. Sau khi hết đau thì khoảng 2-3 ngày mới uống 1 lần để phòng bệnh thôi.”

5. Cách trị thoái hóa cổ chân bằng gừng

Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhờ hoạt chất cytokine và giúp lưu thông máu. Người bị thoái hóa khớp nên ăn nhiều món ăn có gừng hoặc đem 200g gừng thái nhỏ, đập giập và ép lấy nước. Đem nước cốt gừng đun nhỏ lửa với 400ml rượu mùi và 120g đường đỏ đến khi sôi thì uống trước khi đi ngủ.

Gừng- Bài thuốc chữa thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả

Đồng thời nếu nước gừng pha thêm muối để ngân chân hàng ngày vào buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần ngâm 25-30 phút để làm dịu cơn đau, dễ ngủ và giảm bệnh thoái hóa cổ chân.

LỜI KHUYÊN:

Để các cách chữa bệnh thoái hóa cổ chân trên đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên:

  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất, các thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin D… vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý kết hợp luyện tập vừa sức và duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng để hỗ trợ việc điều trị bệnh thoái hóa cổ chân hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 09/12/2016 - Cập nhật lúc: 7:52 AM , 08/10/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?