Triệu chứng thoái hóa khớp qua các giai đoạn bệnh
Nhận biết các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng qua từng giai đoạn để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khớp háng là một trong những khớp chịu tải lớn và hoạt động thường xuyên nên có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Không chỉ gây đau đớn, vận động khó khăn, thoái hóa khớp háng còn có khả năng gây tàn phế, làm tăng gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Tìm hiểu về biểu hiện ở các giai đoạn thoái hóa khớp háng ngay từ bây giờ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể và nhanh chóng đưa ra phương pháp xử lý.
Thoái thoái khớp háng là bệnh gì?
Khớp háng lá khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu. Hệ thống xương của khớp háng bao gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ cối của khung chậu. Khớp háng là khớp hình cầu xoay tròn trong ổ cối nên có thể chuyển động được nhiều hướng như gập – duỗi, dạng – khép, xoay trong xoay ngoài. Khớp háng có biên độ vận động lớn nhưng trong khớp có áp suất âm và hệ thống dây chằng bao khớp và hệ thống cơ quanh khớp nên rất chắc khỏe và khó trật ra ngoài.
Cùng với khớp gối, khớp háng là có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày nên khớp háng cũng thường xuyên phải chịu lực tác động rất lớn. Theo thời gian, khớp háng có nguy cơ bị thoái hóa và dẫn đến thoái hóa khớp háng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của khớp háng.
Cũng như các chứng thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp háng khiến lớp sụn khớp bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong ổ cối bị ăn mòn và mỏng dần, bề mặt sụn không còn nhẵn bóng như trước mà trở nên sần sùi, thô ráp. Khi đó, đầu chỏm xương đùi sẽ cọ sát vào ổ cối khi cử động khớp háng khiến người bệnh bị đau.
Thoái hóa khớp háng thường xảy ra phổ biến ở người cao tuổi do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra những người bị chấn thương khớp háng, có tiền sử bị viêm khớp háng, hoại tử vô khuẩn chòm xương đùi, dị dạng khớp háng hoặc chi dưới bẩm sinh, mắc các bệnh lý đái tháo đường, gout, bệnh nội tiết, người béo phì,… cũng góp phần thúc đẩy quá trình hình thành bệnh thoái hóa khớp háng.
Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng qua từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn, bệnh thoái hóa khớp háng lại có những biểu hiện khác nhau, chủ yếu ở mức độ và tần suất cơn đau.
#1- Giai đoạn đầu
- Đau ở vùng háng, mông, đùi
– Đau là triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp háng. Đau thường xuất hiện ờ vùng bẹn lan xuống mặt đùi hoặc trên mông lan xuống mặt sau đùi. Một số trường hợp chỉ đau mặt trước đùi và khớp gối mà không đau ở vùng háng.
– Cơn đau thường xuất hiện từ từ và có xu hướng tăng mạnh. Đau tăng khi người bệnh cử động khớp háng, đi lại nhiều hay ngồi quá lâu…. Đau chỉ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh thì cơn đau có dấu hiệu tăng lên.
– Có dấu hiệu ” phá gỉ khớp” khi khởi động khớp háng.
- Vận động khó khăn:
Bệnh nhân khó thực hiện một số động tác như gập đùi vào bụng, dạng hoặc khép háng, giơ chân lên cao, ngồi xổm, bước lên bật thang, lên xe đạp, ngồi như kiểu cưỡi ngựa…
#2- Dấu hiệu thoái hóa khớp háng giai đoạn giữa
Những cơn đau nhói khi người bệnh xoay người, gập người, dạng háng khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Mức độ đau tăng dần khiến bệnh nhân bị khó khăn trong việc đi lại, đi đứng khập khiễng, có khi phải chống gậy. Đau dồn dập vào buổi sáng khi người bệnh mới thức dậy và càng đau mỏi hơn vào chiều tối, đau tăng cả khi nghỉ ngơi vào ban đêm khi thời tiết thay đổi. Người bệnh thường xuyên thấy tê mỏi và cứng khớp khi co duỗi khớp háng, khi vận động, đi bộ.
#3- Triệu chứng thoái hóa khớp háng giai đoạn cuối
- Đau khớp háng dữ dội:
Nếu bệnh kéo dài không được điều trị kịp thời, sụn khớp càng bị ăn mòn và mất dần sụn khớp. Khi đó, hai đầu chỏm xương đùi sẽ cọ sát trực tiếp với ổ cối khi cử động khớp háng và gây ra những cơn đau dữ dội.
- Biến dạng khớp, teo cơ, mất khả năng vận động:
Tình trạng cứng khớp háng cũng ngày càng tăng lên và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi lại, mất khả năng vận động do chỏm khớp bị biến dạng, hẹp khe khớp, gai xương bám đầy ở khớp háng. Đồng thời, người bệnh cũng có biểu hiện teo cơ ở mông và đùi, yếu cơ ở bên khớp háng bị thoái hóa khiến việc đi lại bị hạn chế rất nhiều.
Ngoài cách nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp háng lâm sàng qua các giai đoạn trên đây, bệnh nhân cần thực hiện thêm các kiểm tra như chụp X-quang, chụp, cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cả cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp háng. Từ đó, bác sĩ điều trị sẽ xem xét tình trạng và mức độ bệnh để lên phác đồ điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày đăng: 22/12/2016 - Cập nhật lúc: 3:42 AM , 05/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!