Các phương pháp chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý phức tạp với các biểu hiện đa dạng nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều hội chứng khác. Vì vậy, cần kết hợp nhiều phương pháp chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Dưới đây là 4 phương pháp giúp chuẩn đoán bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mạn tính với tổn thương cơ bản là sự thoái hóa của sụn khớp, đĩa đệm, các tế bào và tổ chức quanh cột sống cổ. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường tiến triển chậm và khó nhận biết chính xác. Tuổi tác cao và tình trạng quá tải của sụn khớp là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ.
Các phương pháp chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
1- Phương pháp chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ qua các dấu hiệu lâm sàng
Thoái hóa đốt sống cố có biểu hiện rất đa dạng, thường bao gồm 4 hội chứng chính sau đây:
Hội chứng cột sống cổ
- Đau kèm theo co cứng các cơ cạnh cột sống cổ theo cấp độ cấp tính hoặc mạn tính.
- Đau tăng mạnh ở tư thế thẳng cổ, cúi đầu kéo dài, lao động nặng, căng thẳng, mệt mỏi, thời tiết thay đổi hoặc bị nhiễm lạnh.
- Có điểm đau cột sống cổ.
- Hạn chế vận động cột sống cổ.
Hội chứng rễ thần kinh cổ
- Tùy theo vị trí rễ tổn thương mà có thể bị đau lan từ cổ xuống tay bên tổn thương (có thể một bên hoặc cả hai bên).
- Đau tại vùng gáy, đau quanh khớp vai.
- Đau nhức tận sâu trong cơ xương, cảm giác nhức nhối.
- Có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay.
- Đau tăng lên khi cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…
- Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
Bị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có nguy hiểm không ?
Hội chứng động mạch đốt sống
- Nhức đầu ở vùng chẩm, thái dương, trán và hai hốc mắt thường xuyên vào buổi sáng.
- Có thể kèm theo chóng mặt, ù tai, mờ mắt, hoa mắt, nuốt vướng, đau tai và lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định.
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Hội chứng ép tủy
- Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà có biểu hiện chỉ tay hoặc cả thân và chân.
- Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt tay chân, teo cơ ở đầu ngón tay hoăc ngón chân, xuất hiện dị cảm.
- Tăng phản xạ gân xương.
Các dấu hiệu khác
- Dễ cáu gắt, tính tình thay đổi, khó ngủ hoặc mất ngủ, giảm năng suất lao động.
Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ trên đây có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời.
2- Chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp cận lâm sàng
♦ Xét nghiệm bilan viêm
Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phospho- calci thường ở trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản để loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.
♦ Chụp X-quang cột sống cổ thường qui
Mục đích là phát hiện các bất thường ở cột sống cổ như mất đường cong sinh lý, gai xương ở thân đốt sống, giảm chiều cao đốt sống hoặc đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp…
♦ Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ
Mục đích của phương pháp này là xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Đồng thời, nó còn cho phép phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác như viêm đĩa đệm đốt sống, khối u ở đốt sống …
♦ Chụp CT-scan cột sống cổ
Chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ (MRI).
♦ Điện cơ
Có tác dụng phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.
3- Phương pháp chuẩn đoán xác định bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán xác định bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:
- Đau tại cột sống cổ và kèm theo 1 hoặc nhiều dấu hiệu thuộc 4 hội chứng lâm sàng kể trên.
- Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường hoặc có các triệu chứng của thoái hóa như (mất đường cong sinh lý, gai xương thân đốt sống, hẹp khoang gian đốt sống….)
- Kết quả cộng hưởng từ hoặc CT-scan cho thấy vị trí và mức độ rễ thần kinh bị chèn ép; nguyên nhân chèn ép đó là do thoát vị đĩa đệm hay gai xương…
Phân biệt thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm
4- Phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh thoái hóa đốt sống cổ
♦ Phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm.
♦ Phân biệt với bệnh ung thư xương hoặc di căn xương, các bệnh lý tủy xương lành tính hoặc ác tính.
♦ Phân biệt với các bệnh u nội tủy, u thần kinh…
♦ Phân biệt với bệnh lý của hệ động mạch sống nền.
Ngày đăng: 08/08/2017 - Cập nhật lúc: 10:44 AM , 07/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!