Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thường gặp

Nhận diện các nguyên nhân thoái hóa khớp vai. Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn và các phần mềm xung quanh khớp vai khiến bệnh nhân đau đớn và khổ sở vì có khả nặng bị mất khả năng vận động vai. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thường gặp dưới đây để biết cách phòng tránh hoặc điều trị bệnh đúng cách.

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng từ vận động viên cho đến nhân viên văn phòng, những người lao động nặng, lao động chân tay hay kể cả những bà nội trợ ở nhà. Tùy theo mức độ bệnh mà người bị thoái hóa khớp vai có thể chỉ bị đau, hạn chế vận động hay mất dần chức năng vận động khớp vai, không thể thực hiện các động tác cầm, nắm, xoay – giơ cánh tay…

cac-nguyen-nhan-gay-thoai-hoa-khop-vai-thuong-gap-1
Đâu là nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai?

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai được chia thành 2 nhóm chính như sau:

1/ Nguyên nhân thoái hóa khớp vai nguyên phát

Khớp vai là một trong những khớp có biên độ vận động lớn với hệ thống sụn khớp, bao khớp, dây chằng và cơ bao bọc giúp khớp được giữ vững chắc khi thức hiện động tác. Theo quy luật thời gian, khi tuổi tác con người càng cao thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ thống xương khớp sẽ xuất hiện một số hiện tượng sau đây:

  • Các gân xung quanh khớp dần bị thoái hóa do thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến viêm gân và gây đau.
  • Thoái hóa sụn đệm khớp vai do sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy sụn khớp. Sụn khớp vai dần bị thoái hóa, hao mòn, mỏng dần và suy giảm chất lượng. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian. Những tổn thương ở sụn khớp lâu ngày sẽ khiến các phần xương dưới sụn dần lộ ra và cọ sát trực tiếp với nhau khi vận động, gây ra tình trạng viêm khớp, đau khớp.

cac-nguyen-nhan-gay-thoai-hoa-khop-vai-thuong-gap-2

  • Hiện tượng vôi hóa khớp vai, lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai hay các mô sụn thoái hóa tạo thành mảng vôi hóa hay gai xương cũng gây cản trở sự vận động và dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây viêm dây thần kinh vai khiến người bệnh đau buốt và nhức nhối, tê buốt các đầu ngón tay…

Bên cạnh đó, các bệnh lý ở khớp vai như viêm khớp, phong thấp, loãng xương,…. không được điều trị hiệu quả, kéo dài lâu ngày cũng khiến chức năng của khớp bị suy giảm và làm thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp vai.

Tuy nhiên, không như thoái hóa khớp ở chi dưới như khớp gối, khớp háng, nguyên nhân thoái hóa khớp vai do quá trình lão hóa cơ thể theo tuổi tác không chiếm tỉ lệ phổ biến và thường ít gặp.

2/ Nguyên nhân thoái hóa khớp vai thứ phát

Nhóm nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thứ phát bao gồm các nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương ở vùng vai, cổ, gáy

Các chấn thương ở vùng vai, cổ và gáy như viêm gân, viêm dây chằng, viêm và co thắt bao khớp, rách hoặc đứt chóp xoay ở khớp vai, tổn thương xương đòn…. thường gặp ở những người chơi thể thao, vận động viên golf, tennis, cử tạ, bơi lội, người làm việc khuân vác có thể khiến các khớp và mô ở vùng này bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa khớp vai.

cac-nguyen-nhan-gay-thoai-hoa-khop-vai-thuong-gap-3
Bị thoái hóa khớp vai do chấn thương
  • Khớp vai bị kéo giãn quá mức

Vận động khớp vai quá nhanh, quá đột ngột hoặc quá mạnh mà không có sự chuẩn bị hoặc không được khởi động kỹ càng có thể khiến khớp vai bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này thường không làm hư hại ngay đến sụn khớp nhưng theo thời gian, khi tuổi tác tăng cao thì cùng với sự suy giảm chất dinh dưỡng nuôi sụn và sự lỏng lẻo của khớp cũng đưa đến bệnh thoái hóa khớp vai.

  • Do tính chất công việc

Vận động viên cử tạ, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, tennis; thợ hàn, phu khuân vác hay các bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng…là những người thường xuyên vận động khớp vai khiến xương khớp bị quá tải, dễ bị sai lệch và chấn thương liên tục đều góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gây đau nhức dai dẳng mỗi khi bệnh nhân vận động.

Để phòng tránh, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân thoái hóa khớp vai ở trên và tránh vận động cánh tay quá mức. Đối với những người thường chơi các môn thể thao như tập thể hình, bơi lội, bóng bàn, tennis…cần có chế độ luyện tập hợp lý, tránh tập luyện quá sức và quá mức, khởi động thật kỹ trước khi tập luyện. Việc bổ sung vitamin nhóm B, vitamin D và các khoáng chất cần thiết như canxi, magie… cũng cần được chú ý để tăng cường các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp. Đồng thời, chúng ta cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập khớp vai nhẹ nhàng, kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý viêm khớp, ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa khớp vai.

 Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng: 03/01/2017 - Cập nhật lúc: 1:45 AM , 08/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?