Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng ở người già

Người già được coi là đối tượng chủ yếu của bệnh thoái hóa cột sống. So với các đối tượng khác, ở người già, tuổi tác càng tăng cao đồng nghĩa với sự lão hóa cơ thể diễn ra càng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Vậy, làm cách nào để phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng ở người già? Tham khảo những lời khuyên sau đây sẽ giúp những người cao tuổi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Thoái hóa cột sống lưng ở người già

Thoái hóa cột sống thắt lưng là những tổn thương mạn tính do thoái hóa ở thân đốt sống, đĩa đệm giữa các đốt sống và dây chằng quanh cột sống ở vùng cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng người cao tuổi vẫn là đối tượng phổ biến của căn bệnh này. Nguyên nhân là do ở người cao tuổi, hệ xương khớp dần bị thoái hóa, cột sống là cấu trúc phải chịu tải trọng của cơ thể và hoạt động thường xuyên nên nguy cơ bị thoái hóa là vô cùng cao.

Khi đó, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày mất nước và vòng sợi bao quanh bị xơ rách dẫn đến thoát vị đĩa đệm, xẹp lún đĩa đệm gây chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Đốt sống bị thoái hóa và dẫn đến hình thành gai xương, các cơ cạnh đột sống bị co cứng, dây chằng bị co kéo khiến cột sống bị biến dạng. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời cũng như không có biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống tái phát, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng ở người già

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng, người cao tuổi cần thực hiện ngay từ sớm chứ không nên để đến khi tuổi tác quá cao hoặc khi xuất hiện các Biểu hiện thoái hóa cột sống thắt lưng thì mới lo phòng bệnh. Người già, người lớn tuổi nên tham khảo và áp dụng tích cực các biện pháp sau đây để phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng một cách tốt nhất.

1. Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp

Trọng lượng cơ thể quá lớn thì xương khớp càng bị quá tải và nhanh chóng bị suy yếu. Đặc biệt là những người thừa cân, béo phì thì nguy cơ bị thoái hóa cột sống lưng, khớp háng, đầu gối, cổ chân, bàn chân rất cao nên cần phải có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng bệnh hiệu quả. Để phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng, người lớn tuổi nên bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, D, canxi, magie, kali, acid béo omega 3…. vào khẩu phần ăn hàng ngày để nuôi dưỡng xương chắc khỏe. Đồng thời, bổ sung các hoạt chất sinh học như Glucosamine Sulfate, Chondroitin, Collagen type II, Methyl Sulfonyl Methane…để giúp khớp được bôi trơn và tăng tái tạo sụn khớp, giảm nguy cơ thoái hóa.

3. Chú ý các tư thế sinh hoạt và lao động 

Người cao tuổi không nên mang vác vật nặng, nhất là không được đứng khom lưng để nhất vật lên mà nên ngồi xuống rồi nâng vật lên từ từ. Khi làm việc hay sinh hoạt, nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh nằm, ngồi hay đứng quá lâu một chỗ dễ gây cứng khớp. Giữ tư thế thẳng sinh lý để giảm diện tích tiếp xúc của hai mặt sụn khớp và khớp, giúp bảo vệ các khớp không bị đè ép, giữ cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ quanh khớp.

4. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn, với mức độ phù hợp, vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông, tăng nuôi dưỡng xương khớp, cột sống. Đặc biệt, các cơ thắt lưng khỏe mạnh giúp cột sống được giữ vững và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, cần chú ý không luyện tập quá mức, quá sức dễ gây phản tác dụng, gây tổn thương cột sống và các khớp xương, thúc đẩy quá trình thoái hóa. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để được cho lời khuyên phù hợp. Các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi như tập Thái cực quyền, tập Yoga, ngồi thiền, đi bộ, bơi lội… là những động tác hiệu quả giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống.

5. Sống vui khỏe, lạc quan

Tinh thần lạc quan, yêu đời sẽ giúp chữa lành hoặc giảm thiểu những tổn thương trong cơ thể. Do đó, mọi người cần sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý và hài hòa. Tránh làm việc quá sức, kéo dài, căng thẳng, stress để cơ thể luôn được thanh thản, thoải mái, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp và các bệnh lý khác.

THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng: 20/02/2017 - Cập nhật lúc: 3:55 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?