Bị thoái hóa khớp gối có gai phải làm sao?

Chào bác sĩ, tôi là Phạm Hữu Cường, năm nay 60 tuổi. Tôi có thắc mắc này mong bác sĩ giải đáp giúp: Không biết bị thoái hóa khớp gai phải làm sao mới hết ạ?

Tôi vốn bị bệnh thoái hóa khớp gối đã mấy năm nay nhưng gần đây đầu gối mới bị đau nặng hơn, mỗi lần leo cầu thang thấy rất khó khăn và phải có tay vịn mới đi được. Vừa mới tuần trước thôi tôi có đi tái khám lại, bác sĩ cho tôi chụp X-quang vào nói trong khớp gối của tôi có nhiều gai nên mới bị đau. Trong quá trình dùng thuốc bác sĩ kê đầu gối của tôi có bớt đau hẳn nên sau khi uống hết thuốc tôi không đi tái khám nữa. Thế nhưng mấy ngày nay đầu gối của tôi lại bắt đầu bị đau lại. Tôi đang thắc mắc không biết có cách nào trị khỏi bệnh này không? Mà cái gai này mọc ở đâu là vậy ạ, trước đây đầu gối tôi cũng bị thoái hóa nhưng hoàn toàn không có gai. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi ạ.

TƯ VẤN:

Bác Cường thân mến! Rất cảm ơn bác đã tin tưởng nhờ chuyên mục giải đáp thắc mắc của mình về tình trạng thoái hóa khớp gối có gai. Chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin để bác hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách xử lý bệnh hiệu quả.

Tại sao bị thoái hóa khớp gối lại có gai?

Tình trạng thoái hóa khớp gối thường dẫn đến sự ăn mòn và phá hủy lớp sụn cũng như các đầu xương trong khớp. Chính vì vậy cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường canxi để bù đắp vào những phần bị tổn thương này. Tuy nhiên bản chất của canxi là không thể vá được sụn nên chúng sẽ tích tụ lại thành những cục nhỏ có bề mặt lởm chởm mà khi chụp X- quang ghi nhận lại được bác sĩ thường gọi là gai.

Thoái hóa khớp gối có gai

Sự xuất hiện của gai trong gối càng khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức nặng hơn, nhất là mỗi khi cử động. Lý do bởi chúng có thể đâm vào các phần mềm xung quanh khớp gối như dây chằng, mô mềm, gân, cơ… và gây đau, sưng khớp gối. Một số trường hợp bị thoái hóa khớp gối có gai mọc dày đặc dẫn đến biến dạng khớp, lệch trục, khó đứng vững và dễ bị té ngã khi đi lại.

Thoái hóa khớp gối có gai phải làm sao?

Để điều trị thoái hóa khớp gối có gai, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc co giãn cơ… Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng thuốc không thôi chưa đủ  và đầu gối vẫn có thể bị đau trở lại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian ngắn, như trường hợp của bác Cường là một ví dụ điển hình. Chính vì vậy người bệnh cần kết hợp dùng thuốc song song với các phương pháp điều trị bảo tồn khác và điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống cho phù hợp để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích cho bác:

  • Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp gối có gai: Các phương pháp châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn… có tác dụng rất tốt trong việc kéo giãn cơ, giảm tình trạng đau nhức và cứng ở khớp gối. Những phương pháp sẽ được thực hiện trực tiếp bởi chuyên gia vật lý trị liệu. Vì vậy trong lần tái khám tới, bác nên nhờ bác sĩ tư vấn để được chỉ định phương pháp vật lý trị liệu thích hợp.
  • Tập luyện: Việc tự luyện tập tại nhà đối với người bị thoái hóa khớp gối có gai cũng góp phần làm thuyên giảm bệnh. Trong trường hợp này người bệnh được khuyên không nên tập các môn thể thao mạnh như đẩy tạ hay nhảy cao. Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn cho mình các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, erobic, yoga…

Bị thoái hóa khớp gối có gai nên tập dưỡng sinh

Bị thoái hóa khớp gối có gai nên tập dưỡng sinh

  • Trong những ngày đầu gối đang bị đau nặng, người bệnh nên mang nạng để hỗ trợ khi đi lại hoặc dùng nẹp cố định khớp gối lại để tránh cho đầu gối bị tổn thương và sưng đau nhiều hơn.
  • Chườm muối nóng hay ngải cứu rang muối hay chườm đá lạnh cũng là một gợi ý hữu ích giúp giảm đau cho người bị thoái hóa khớp gối có gai. Bệnh nhân nên áp dụng những mẹo dân gian này 2-3 lần mỗi ngày để các cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải giảm cân nếu đang bị dư thừa cân nặng quá mức nhằm giảm thiểu gánh nặng cho khớp gối. Trong chế độ ăn hàng ngày nên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi ( tôm, cua, sữa đậu nành…) cho xương cứng chắc , thực phẩm giàu omega 3 ( dầu oliu, cá thu, cá hồi, cá chép) có tác dụng kháng viêm và ăn nhiều rau xanh cũng như trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trường hợp của bác Cường, việc cần thiết bác nên làm ngay là quay trở lại bệnh viện tái khám lại để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh và chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết. Lúc này bác có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về cách ăn uống, sinh hoạt cũng như luyện tập để việc điều trị bệnh mau chóng có được kết quả tốt nhất.

BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Ngày đăng: 22/01/2018 - Cập nhật lúc: 5:50 AM , 22/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?