Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì ?

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất ? Có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bồi bổ cơ thể và giúp phục hồi thể chất. Đối với những người đang bị thoái hóa cột sống, bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp tăng cường hệ cơ xương khớp và giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa một cách hiệu quả.

Theo quy luật lão hóa tự nhiên, càng lớn tuổi thì cơ thể con người càng trở nên thoái hóa và hệ xương khớp cũng không thoát khỏi tình trạng này. Khối lượng và mật độ xương ngày càng bị giảm, cùng với đó là sự mất mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và phân hủy sụn khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn. Cột sống bị thoái hóa trở nên xốp và dễ bị xẹp đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, gây chèn ép lên các dây thần kinh và kéo theo những cơn đau nhức dai dẳng. Ngoài việc điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc, vật lý trị liệu… thì người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp ích cho quá trình chữa bệnh.

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì ?

Người bị thoái hóa cột sống nên thường xuyên bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn hàng ngày:

1- Thực phẩm giàu canxi

Canxi đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự cấu tạo của hệ xương khớp. Để ngăn ngừa loãng xương, Thoái hóa cột sống, người bệnh cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết, khoảng 1200 mg cho mỗi ngày. Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, xương gân sụn động vật, tôm, cua, cá,… là những thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào sẽ cung cấp một lượng canxi đáng kể giúp nuôi dưỡng và tăng cường xương khớp, cột sống.

 

2- Các loại thịt và xương động vật

Thịt động vật giàu chất đạm có khả năng tái tạo cơ bắp và tăng độ chắc khỏe cho cơ bắp. Khi cơ bắp được chắc khỏe thì cột sống và xương khớp sẽ giảm bớt được gánh nặng gồng gánh cơ thể. Từ đó, hạn chế nguy cơ bị suy yếu và thoái hóa sớm. Ngoài thịt động vật, bệnh nhân cũng nên sử dụng các món ăn được chế biến từ xương sườn, xương ống, gân sụn heo, bò, gà để bổ sung canxi, glucosamin và chondroitin giúp nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh.

3- Đậu nành

Đậu nành tuy không phải là thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào nhưng lại chứa hoạt chất Genistein, đươc xem là một loại hormon estrogen thực vật có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của xương. Chất này có tác dụng như một loại estrogen sinh học thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa xương khớp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành hoặc các món ăn được chế biến từ loại thực phẩm bổ dưỡng này trong đời sống hàng ngày.

4- Các loại nấm

Các món nấm luôn mang hương vị thơm ngon đặc trưng và được nhiều người yêu thích. Không chỉ có công dụng làm chậm lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch, ung thư, mỗi loại nấm những khả năng riêng mà không phải ai cũng biết. Mộc nhĩ có chứa 1 loại polysaccharid có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm huyết áp, phòng bệnh xơ vữa động mạch, ức chế sự phát triển của khối u. Trong khi đó, nấm hương có khả năng chống viêm cao, hỗ trợ điều trị các chứng tê bại chân tay, suy nhược cơ thể…rất tốt cho người mắc bệnh về xương khớp.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

5- Rau xanh và trái cây

Trái cây và rau xanh cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống. Đặc biệt, người bệnh cần chú ý bổ sung các loại rau củ quả sau đây:

  • Bông cải xanh

Bông cải xanh rất giàu vitamin A, C, D, K, magie, sắt, kali, mangan, photpho vừa có khả năng chống ung thư lại vừa hỗ trợ quá trình tổng hợp canxi nuôi dưỡng xương khớp.

  • Cà rốt

Vitamin A và E trong cà rốt là hai loại vitamin có tác dụng bảo vệ sụn khớp, xương dưới sụn và bao khớp, giảm nguy cơ thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, khô khớp.

  • Cải thìa, cải bẹ xanh

Các loại rau cải thường rất giàu canxi, vitamin A và C, beta carotin, folic axit, sắt và kali rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống.

  • Chuối tiêu

Chuối chứa nhiều kali và các chất điện phân có tác dụng ngăn chặn thoái hóa xương và tăng cường quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp vào khẩu phần ăn uống, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh và luyện tập cơ thể thường xuyên để tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp, duy trì khả năng vận động của cột sống và giảm đau tốt hơn.

Ngày đăng: 24/01/2017 - Cập nhật lúc: 8:27 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?