Bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ hoặc chạy bộ không ?
Xin hỏi, người bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ hoặc chạy bộ không ? Tôi nay 55 tuổi, bị thoái hóa cột sống thắt lưng gần 2 năm nay. Ngoài uống thuốc thì ngày nào tôi cũng phải đi châm cứu bấm huyệt để chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi tránh vận động nặng nhưng cũng cần phải tập thể dục hàng ngày. Vậy, tôi đi bộ hoặc chạy bộ có gây ảnh hưởng gì đến cột sống không? Xin giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn rất nhiều.
(Hưng Nguyễn, Bình Phước)
GIẢI ĐÁP:
Chào anh Hưng, cảm ơn anh đã chia sẻ thắc mắc với thoaihoakhop.net!
Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đi bộ hoặc chạy bộ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe và giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ có những ích lợi sau đây:
- Điều hòa huyết áp, hỗ trợ hệ tim mạch, giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.
- Giảm cholesterol và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, kiểm soát cân nặng.
- Giúp xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư đại tràng.
- Tăng sự hưng phần, chống trầm cảm, thư giãn, dễ ngủ.
Bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?
Đi bộ, chạy bộ có tác dụng tăng cường sức mạnh của các cơ, giữ vững xương khớp và khả năng chống đỡ cơ thể, giảm nguy cơ loãng xương và giòn xương. Với những người bị thoái hóa xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa cột sống, đi bộ/chạy bộ đều đặn, đúng cách có tác dụng tăng cường các cơ cạnh cột sống, giảm cơn đau nhức, giúp cột sống dẻo dai và linh hoạt, làm chậm quá trình thoái hóa. Đồng thời, nó còn giúp thư giãn thần kinh, giải tỏa áp lực sau một ngày dài mệt mỏi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không ?
Để đi bộ hoặc chạy bộ đúng cách, anh cần chú ý những lời khuyên sau đây:
- Lựa chọn quần áo và giầy dép phù hợp và vừa vặn, không mang dép lê hoặc mang giày quá chật hay quá rộng khi tập luyện.
- Chú ý tư thế đi bộ/chạy bộ: Đầu thẳng hướng về trước, lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay khi đi bộ.
- Khi mới bắt đầu luyện tập, nên đi chậm hoặc chạy chậm, dần dần mới tăng tốc.
- Chú ý kết hợp hít thở nhẹ nhàng, điều hòa nhịp thở để không bị mất sức.
- Mỗi ngày, anh chỉ nên đi bộ hoặc chạy bộ khoảng 30 – 40 phút với cự ly phù hợp, không tập quá lâu dễ bị mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không đi bộ/chạy bộ sau khi ăn no.
Ngoài đi bộ hoặc chạy bộ, anh có thể áp dụng 5 bài tập thể dục giúp phòng bệnh thoái hóa cột sống cũng mang đến nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống tiến triển nặng hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp anh có phương pháp tập luyện hợp lý và hiệu quả, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhé!
Ngày đăng: 12/05/2017 - Cập nhật lúc: 6:56 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!