Bị gãy xương ăn gì mau lành ?
Gãy xương là chấn thương xương khớp thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt và lao động. Ngoài việc tuân thủ thực hiện các phương pháp chuyên khoa chỉnh hình, người bị gãy xương cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn phục hồi để giúp xương mau lành hơn.
Bị gãy xương ăn gì mau lành ?
Để giúp chữa lành các tổn thương do gãy xương một cách nhanh chóng, ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp chỉnh hình, người bệnh cần chú ý bổ sung thực phẩm có chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:
Canxi và magie
Canxi và magie là hai thành phần vô cùng quan trọng tham gia vào phản ứng sinh hóa tạo các tế bào xương mới. Nhờ đó, giúp sữa chữa các vết thương do gãy xương, giúp xương phục hồi nhanh hơn.
Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: cá hồi, cá mòi, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, vừng, cải bắp…
Các thực phẩm giàu magie: cá chép, cá thu, cá trích, tôm, cua, sữa, ngũ cốc, bánh mì, chuối, rau xanh…
Các loại thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho khớp
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có khả năng thúc đẩy các vitamin D hoạt động và tăng cường khả năng hấp thu canxi. Đồng thời, kẽm còn có tác dụng chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm có rất nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu…; các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc, hàu…; các loại ngũ cốc, đậu đỗ, hạt hướng dương, hạt bí ngô; các loại nấm như nấm đông cô, nấm hương, mộc nhĩ…
Thực phẩm chứa phốt pho
Phốt pho là vi chất tham gia vào quá trình tái tạo xương mới nên là thành phần không thể thiếu nếu muốn xương nhanh lành và phục hồi chức năng. Người bị gãy xương nên ăn các thức phẩm chứa phốt pho như trứng cá muối, lòng đỏ trứng, pho mát, các loại đậu, bí ngô… để giúp xương mau lành.
Vitamin nhóm B
Một số vitamin nhóm B có tham gia vào quá trình cấu tạo hệ cơ xương khớp, tăng cường sản xuất và hỗ trợ hoạt động của các tế bào xương. Cụ thể:
Vitamin B6 và B9 (Axit folic) tham gia vào cấu tạo khung xương, có nhiều trong cá hồi, thịt gà, tôm, jambon, lúa mỳ, các loại đậu, khoai tây, rau xanh, chuối, cam, quýt…
Vitamin B12 hỗ trợ hoạt động của các tế bào xương, ngăn ngừa tình trạng rối loạn xương, yếu xương. Người bệnh nên bổ sung vitamin B12 từ cá thu, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng gà…
Vitamin D và K
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ hấp thu canxi, tăng cường sức khỏe của các khớp xương. Vitamin D có nhiều trong sữa tươi, pho mát, sữa chua, ngũ cốc, gan, trứng, cá, dầu gan cá, sò ốc…
Viatmin K giúp chuyển hóa canxi tới khung xương, tăng sự gắn kết canxi vào khung xương, tăng mật độ xương, ngừa loãng xương và thoái hóa khớp… nên cực kỳ cần thiết cho người bị gãy xương. Vitamin K có trong trứng, thịt, cá, đậu nành, bông cải, bắp cải, cải bó xôi, rau diếp, cải xoăn,…
Các món ăn giúp xương mau lành
Món canh sườn heo nấu bí đao
- Nguyên liệu:
100g xương sườn heo, 150g bí đao, hành lá và gia vị vừa đủ.
- Chế biến:
Đem sườn heo rửa sạch, cắt khúc, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cho sườn heo cho vào nồi hầm với 1.5 lít nước đến khi nhừ thì gạn bớt lớp bọt và mỡ nổi phía trên. Sau đó cho bí đao vào nấu chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng thêm hành lá băm nhuyễn vào rồi rồi tắt bếp. Ăn nóng với cơm tốt cho người bị gãy xương kèm theo tình trạng sưng phù. Ngoài ra, đây cũng là món ăn tốt cho người thoái hóa cột sống sau phẫu thuật.
Món cá diếc hầm
- Nguyên liệu:
250g cá diếc, 1 củ gừng tươi, 1 củ hành tây, vài cọng hành lá, 1 nắm tiêu đen hoặc xanh nguyên hạt, gia vị vừa đủ.
- Chế biến:
Đem cá diếc làm sạch bụng, ướp với muối trong vài phút. Gừng tươi rửa sạch, băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Hành củ lột vỏ, cắt sợi. Dùng dao rạch một đường nhỏ ở phần bụng cá diếc, nhồi gừng, hành lá, hành củ và tiêu vào trong. Cho cá vào nồi hầm nhừ với 1 lít nước dùng. Sau đó nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Ăn nóng với cơm giúp làm lành vết gãy xương đang trong giai đoạn hồi phục, vùng bị gãy đã bớt phù nề, đi lại gặp khó khăn.
Ngày đăng: 10/07/2017 - Cập nhật lúc: 2:05 PM , 25/08/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!