Bị đau khớp háng bên trái là bệnh gì, làm sao chữa trị?

Đau khớp háng bên trái là triệu chứng thường gặp trong đời sống hiện nay. Người bị đau khớp háng cảm thấy khó chịu, vướng víu, mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thế nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn và không biết bị đau khớp háng bên trái là bệnh gì? Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn những bệnh lý liên quan đến triệu chứng này.

Các bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng có ba trường hợp xảy ra: thứ nhất, đau khớp háng bên trái; thứ hai, đau khớp háng bên phải và thứ ba là đau cả hai bên. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ đau khớp háng thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ đau khớp háng ở phụ nữ cao gấp 8 lần nam giới. Dưới đây là các bệnh lí thường gặp nhất về triệu chứng đau khớp háng bên trái:

1. Thoái hóa khớp háng

dau-khop-hang-co-the-mac-benh-thoai-hoa-khop-hang.jpg

Trong một thời gian dài bạn cảm thấy đau bất chợt khớp háng bên trái hoặc bên phải thì hãy nghĩ ngay tới bệnh thoái hóa khớp háng. Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh lý về khớp háng. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng hàng đầu là do quá trình lão hóa bởi tuổi tác; lúc này phần sụn khớp đã bị bào mòn mỏng dần, nứt, bong tróc và phần xương dưới sụn cũng bị tổn thương gây ra triệu chứng đau nhức khớp háng. Khi bệnh tiến triển nặng có thể khiến vùng khe khớp hẹp lại có thể xuất hiện gai xương.

Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương khớp háng trật khớp; gãy cổ xương đùi; di dạng bẩm sinh ở khớp háng hoặc chi dưới; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm; biến chứng của các bệnh do rối loạn chuyển hóa; bệnh huyết sắc tố; bệnh ưa chảy máu… cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng thoái hóa khớp háng.

2. Viêm khớp háng

Là bệnh viêm khớp xương vùng háng, gây ra nhiều cơn đau không báo trước. Cụ thể, viêm khớp háng xảy ra ở vùng gân và bao hoạt dịch do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, tai nạn, vận động quá mạnh, lao động quá sức, hội chứng Iliotibial… Ban đầu xuất hiện cơn đau khớp háng bên trái, hai bên bẹn hoặc sau mông khiến cho người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu, đi đứng khó khăn. Sau đó, nếu bệnh diễn biến xấu thì cơn đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối làm khớp háng có cảm giác cứng, chặt.

3. Viêm đa khớp dạng thấp

Đau khớp háng bên trái coi chừng bị viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp khác nhau gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Đây là căn bệnh diễn biến mạn tính, nếu không kịp thời điều trị và phòng ngừa thường dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Đau do viêm đa khớp dạng thấp thường mang tính đối xứng (nghĩa là thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai khớp háng); kèm theo đó là biểu hiện sưng, cứng khớp.

4. Bệnh lý đau khớp háng ở trẻ em

Trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 10 cũng là đối tượng thường xuyên bị đau khớp háng bên trái, nhất là các bé trai. Bệnh thường diễn biến chậm và dễ nhầm lẫn với bệnh lao khớp háng vì các triệu chứng khá giống nhau. Cụ thể, trẻ trước khi bị đau khớp háng thường sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, bị nhiễm trùng tai, mũi, họng. Đau khớp háng ở trẻ em thường diễn ra vào ban đêm khiến trẻ quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ban ngày, trẻ cũng kêu đau ở vùng đùi và đi lại khó khăn. Nhìn chung, các bác sĩ đều đánh giá tình trạng đau khớp háng ở trẻ em đều lành tính. Tuy nhiên, ở một số trẻ sau khi lớn lên có thể khiến khớp bị thoái hóa nhanh hơn.

5. Hoại tử chỏm xương đùi

Căn bệnh này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng bên trái hoặc bên phải. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới làm những công việc nặng, hay chơi thể thao. Không chỉ gây đau khớp háng kéo dài ngay cả lúc nghỉ ngơi, bệnh còn gây khó khăn trong việc đi lại, dang chân.

Chữa trị như thế nào khi bị đau khớp háng bên trái?

Khi có triệu chứng đau khớp háng bên trái người bệnh cần đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Ngoài các chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để tìm ra căn nguyên gây bệnh, kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh hoặc chỉ định chụp CT, chụp X – quang… Nếu chỉ là hiện tượng nhẹ thì người bệnh cần nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh, đi lại quá nhiều gây đau khớp háng. Lúc này người bệnh nên xoa bóp, chườm  nóng, chườm đá, dùng cao dán… để giảm đau.

dieu-tri-dau-khop-hang-som-de-tranh-bien-chung.jpg

Nếu bị đau khớp háng là hiện tượng của bệnh cơ xương khớp thì cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào căn bệnh cụ thể bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Thuốc điều trị đau khớp háng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa đau khớp háng người bệnh nên thực hiện những điều sau:

+ Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp xương khớp có độ đàn hồi tốt.

+ Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi, omega3, …

+ Tránh làm việc quá sức, không mang các vật nặng làm ảnh hưởng đến khớp háng.

+ Cần sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia… một cách hạn chế đồng thời không được hút thuốc vì những chất có trong thuốc lá sẽ siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.

+ Vào mùa đông cần giữ ấm cho cơ thể, có thể dùng túi chườm nóng để thư giãn, giảm đau.

+ Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát bệnh, ngăn chặn kịp thời các bệnh lý khi vừa xuất hiện.

Một số thông tin về triệu chứng đau khớp háng bên trái vừa được chúng tôi gửi đến bạn đọc. Mong rằng mọi người sẽ cẩn thận hơn để tránh những trường hợp xấu không thể xảy ra. Cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 26/03/2018 - Cập nhật lúc: 2:07 AM , 02/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?