Bị đau bả vai bên trái nguyên nhân do đâu, làm sao điều trị?

Bạn Trần Quốc Sỉ (ĐăkLăk) nêu vấn đề:

Xin chào chuyên mục thoaihoakhop.net! Tôi năm nay 21 tuổi và đang là sinh viên của một trường đại học tại TPHCM. Mấy ngày hôm nay, khi ngủ dậy vào buổi sáng thì tôi thường xuyên bị đau bả vai bên trái. Trước đó, tôi có đi đá bóng và vai trái có đụng với một bạn khác. Xin hỏi nguyên nhân đau bả vai bên trái có phải do chấn thương hôm đá bóng không? Ngoài ra, còn có nguyên nhân nào khác không? Làm sao để nhanh chóng hết đau bả vai? Cảm ơn chuyên mục!

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Quốc Sỉ thân mến! Đau bả vai bên trái là một triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó hoặc chỉ là triệu chứng do chấn thương mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng khi bị đau bả vai bên trái. Dưới đây là phần giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc của bạn:

Các yếu tố khiến bạn bị đau bả vai bên trái

1. Gặp chấn thương

khớp vai chấn thương là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bả vai bên trái.png

Do một sơ suất nhỏ trong công việc, đi lại hay luyện tập thể thao, …sẽ khiến bả vai của bạn gặp vấn đề. Hệ thống cơ, khớp vai sẽ bị đau nhưng còn tùy thuộc vào mức độ va chạm. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nguyên nhân này nếu có tính cẩn thận hơn.

2. Nằm ngủ sai tư thế

Việc nằm ngủ nghiêng về bên trái đồng thời phần thân đè lên tay trái là nguyên nhân khiến bạn sẽ cảm thấy đau bả vai trái khi ngủ dậy vào buổi sáng. Nếu thói quen này còn kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm sau này cho bạn. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy tập nằm ngủ đúng tư thế bạn nhé.

3. Các bệnh lý về xương khớp

Các bệnh về xương khớp như viêm khớp vai, thoái hóa khớp vai, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cũng thường thấy đau bả vai bên trái. Đối tượng mắc các bệnh xương khớp này tập trung chủ yếu ở người trên 40 tuổi và người cao tuổi, chỉ một số ít người trẻ là mắc các bệnh lý xương khớp nói trên.

4. Loãng xương

Các chuyên gia về xương khớp cho biết, thiếu canxi là một trong những yếu tố khiến xương thiếu chắc khỏe gây nên những cơn đau nhức bả vai và các vị trí khác. Điều này có nghĩa là những người bị thiếu canxi có tỷ lệ đau bả vai trái nhiều hơn nhóm có chất lượng xương tốt.

loãng xương là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bả vai bên trái.png

5. Mắc bệnh viêm loét dạ dày

Nghe thì có vẻ không liên quan gì nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng mức độ mắc bệnh viêm loét dạ dày tỷ lệ thuận với mức độ mà cơn đau bả vai trái gây ra cho bạn. Cụ thể là nếu đau dạ dày nặng, kéo dài thì cơn đau khớp, đau cơ ở bả vai cũng sẽ tương tự như vậy.

6. Nhồi máu cơ tim

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau bả vai trái nhưng ít người biết đến. Khi bị nhồi máu cơ tim thì cơn đau sẽ từ ngực lan tới hai bên cánh tay gây đau nhức bả vai. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm có thể tước đi tính mạng nếu không được cắt cơn đau kịp thời.

7. Mắc bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản sẽ gây ho, khó thở, tức ngực, đau nhói phần bả vai trái hoặc phải và kèm theo dấu hiệu sốt. Người bệnh cũng không nên chủ quan với nguyên nhân này.

8. Bệnh nghề nghiệp

Một số bệnh nghề nghiệp thường xuyên ngồi một chỗ như sinh viên, nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe, … phần lớn đều có triệu chứng đau bả vai trái.

Trên đây là những yếu tố gây đau bả vai trái phổ biến nhất, bạn có thể bắt gặp bất cứ nguyên nhân nào. Khi thấy đau nhức vai gáy thì nên tìm hướng điều trị sớm để tránh được biến chứng về sau.

Bạn có thể muốn biết: Triệu chứng thoái hóa khớp vai và cách nhận biết

Cách chữa đau bả vai bên trái hiệu quả

Bệnh đau bả vai bên trái nếu như chủ quan mà không có hướng điều trị sớm thì nguy cơ gây liệt, tê bì là rất cao. Vì vậy tiến hành điều trị đau bả vai bên trái sớm là việc mà bạn nên làm. Mục tiêu chính của việc điều trị là giảm đau, giúp khớp chắc khỏe hơn, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp vai. Dưới đây là cách chữa đau bả vai bên trái mà bạn Sỉ có thể áp dụng:

Cách 1: Chữa theo nguyên nhân gây bệnh

Qua thông tin bạn mô tả thì đau bả vai bên trái của bạn là do chấn thương và nằm ngủ sai tư thế gây ra. Bạn nên thực hiện điều chỉnh lại những thói quen đó thì triệu chứng sẽ giảm dần và mất hẳn. Tuy nhiên, khi đã thay đổi nhưng vẫn không cải thiện được tình hình thì nên đi khám bác sĩ xương khớp để tìm ra chính xác nguyên nhân. Từ đó, sẽ có hướng khắc phục cụ thể do bác sĩ đề ra.

uống thuốc là cách giảm đau bả vai bên trái nhanh nhất.jpg

Cách 2: Áp dụng cách chữa dân gian

Khi những cơn đau bả vai có mức độ cấp tính thì bạn có thể chọn lựa cách điều trị từ các loại thuốc dân gian để ngăn chặn cơn đau hiệu quả. Hầu hết, bài thuốc từ dân gian là bài thuốc uống hoặc bài thuốc đắp như dùng ngải cứu, cây dây đau xương, rễ trinh nữ, cỏ xước, xương rồng, muối, … Hiệu quả của những cách làm này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.

Ngoài việc uống thuốc mỗi ngày, đắp thuốc thì bệnh nhân có thể kết hợp thêm với cách chữa bằng y học cổ truyền đó là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Đây là những phương pháp hỗ trợ rất đắc lực được sử dụng từ xa xưa nhưng đến nay vẫn có hiệu quả cao.

Cách 3: Sử dụng thuốc tây, thuốc đông y kết hợp với vật lý trị liệu

Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì đây là lựa chọn của đa số các bệnh nhân. Thuốc tây có ưu điểm là giảm đau nhanh, tức thì cho người bệnh nhưng sử dụng về dài lại mang nhiều rủi ro. Thuốc đông y tuy an toàn, có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng thời gian điều trị lâu dài. Tùy vào nhu cầu của người bệnh mà có thể dùng thuốc tây y hay thuốc đông y đều được. Miễn là dùng theo đơn thuốc của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình sử dụng thuốc thì người bệnh nên tập với các bài tập vật lý trị liệu. Những bài tập này sẽ do bác sĩ đề xuất dựa trên tình hình sức khỏe cũng như tình trạng bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, cần bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để khớp vai nhanh hồi phục.

Trên đây là nguyên nhân gây đau bả vai trái và một số hướng điều trị cho bạn tham khảo. Khi thấy đau kéo dài thì nên đi khám, không tự điều trị sẽ gây tổn thương nặng hơn cho khớp vai. Chúc bạn sức khỏe!

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Ngày đăng: 15/01/2018 - Cập nhật lúc: 7:09 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?