Bệnh vôi hóa cột sống là gì, các dạng vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống là một dạng thoái hóa khớp không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên việc không nhận thức được bệnh vôi hóa cột sống là gì cũng như không có những kiến thức tổng quan về bệnh đã khiến cho không ít người lơ là, chậm trễ trong việc phòng ngừa phát hiện và điều trị bệnh.
Bệnh vôi hóa cột sống là gì?
Bệnh vôi hóa cột sống còn được biết đến với một tên gọi khác là bệnh gai cột sống. Đây là một dạng thoái hóa cột sống thường gặp xảy ra khi có sự lắng tụ của canxi tạo ra các mấu gai bám vào dây chằng và thân đốt sống. Khi cử động những gai xương này chọc vào mô mềm khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu.
Tình trạng vôi hóa ở cột sống cũng có thể hiểu là quá trình lão hóa cột sống diễn ra theo quy luật tự nhiên của cơ thể cùng với sự gia tăng của tuổi tác. Một số yếu tố có thể thúc đẩy làm bệnh khởi phát như viêm cột sống, rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch hay do tình trạng viêm cơ và dây chằng xung quanh cột sống khi chịu tổn thương từ lao động, tai nạn xe cộ hoặc các hoạt động thể thao quá sức.
Thống kê cho thấy bệnh vôi hóa cột sống thường có xu hướng phát triển ở lứa tuổi ngoài 40 và tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn hẳn so với nữ. Ngoài ra phụ nữ trong lứa tuổi mãn kinh, người lao động nặng nhọc, những người bị thừa cân béo phì hoặc có tư thế lao động làm việc không đúng cách cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
>> Bạn nên tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây vôi hóa cột sống ai cũng gặp
Các dạng vôi hóa cột sống thường gặp
Tình trạng vôi hóa có thể diễn ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo cột sống, tuy nhiên cột sống cổ và cột sống thắt lưng là 2 vị trí dễ bị vôi hóa nhất:
1. Vôi hóa cột sống cổ
Cột sống cổ là nơi đảm nhiệm chức năng giữ thăng bằng cho vùng đầu với thân và cũng là nơi phải hoạt động liên tục nên rất dễ bị tổn thương và vôi hóa.
Bệnh vôi hóa cột sống cổ
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh vôi hóa đốt sống cổ là tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu có cảm giác khó xoay chuyển vùng cổ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sau một thời gian các gai xương có thể phát triển dài hơn và dày đặc làm chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh khiến cho người bệnh bị đau nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán. Cơn đau còn có thể lan xuống bả vai và một hay hai bên cánh tay khiến cho các cử động của đôi tay cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều bệnh nhân thực hiện các động tác bẻ cổ, lắc cổ để giải tỏa tình trạng đau mỏi cổ và vai gáy. Tuy nhiên giải pháp này lại vô tình gây ra chấn thương và đẩy nhanh quá trình vôi hóa, thoái hóa cột sống cổ.
2. Vôi hóa cột sống thắt lưng
Cùng với vôi hóa cột sống cổ thì tình trạng vôi hóa cột sống thắt lưng cũng xảy ra ở nhiều đối tượng. Người bị vôi hóa cột sống thắt lưng thường có cảm giác bị đau nhức ở vùng thắt lưng, vị trí đau tùy thuộc vào nơi đốt sống bị vôi hóa. Gai xương càng phát triển thì các cơn đau sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Khi được nghỉ ngơi, tình trạng đau sẽ thuyên giảm.
Bệnh vôi hóa đốt sống thắt lưng
Sau một thời gian bị đau cục bộ thì các cơn đau sẽ được dẫn truyền theo dây thần kinh cảm giác ảnh hưởng tới phần thân dưới. Đầu tiên cơn đau sẽ lan tỏa xuống xương cùng, sau đó là mông rồi đau toàn bộ phần bắp chân sau. Biểu hiện tê và cứng, khó cử động cũng thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc sau một thời gian dài không hoạt động.
Hiện nay, bệnh vôi hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa và nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ bị biến dạng cột sống, bại liệt rất cao. Chính vì vậy việc tìm hiểu bệnh vôi hóa cột sống là gì cũng như các dạng vôi hóa cột sống thường gặp sẽ giúp bạn sớm nhận biết và có phương án đối phó thích hợp để không phải chịu hành hạ bởi những cơn đau do bệnh mang lại.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Ngày đăng: 29/01/2018 - Cập nhật lúc: 2:43 AM , 29/01/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!