Bệnh lao xương là gì ? Có chữa được không ?
Bệnh lao xương là một trong những dạng bệnh lao nguy hại, có khả năng gây tổn thương cột sống, bại liệt tứ chi hoặc tăng nguy cơ tử vong. Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lao xương sẽ giúp bạn phát hiện sớm các tổn thương và sớm điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lao xương là gì ?
Lao xương là căn bệnh viêm xương và khớp do vi khuẩn lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo đường máu di chuyển đến bất kỳ khớp hoặc xương nào trong cơ thể và gây viêm xương khớp (phân biệt với viêm xương khớp ở bệnh thoái hóa khớp). Bệnh lao xương thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm từ 2-3 năm. Cột sống là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương, chiếm 60% các trường hợp. Xếp lần lượt là các khớp háng, khớp gối, cổ chân…
Lao xương khớp thường xảy ra ở người trẻ, trong độ tuổi từ 20 – 40. Những đối tượng dễ bị lao xương khớp là trẻ nhỏ chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG; người có tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây chính; người đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hoặc lao ngoài phổi khác; người mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng; người bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, suy kiệt nặng, nhiễm HIV/AIDS,…
Chú ý: Báo động nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi
Triệu chứng của bệnh lao xương
Giai đoạn khởi đầu
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh có thể ăn ít, người gầy sút, kèm theo tình trạng mất ngủ. Cơ thể mỏi mệt, đau ở cột sống lưng âm ỉ hoặc đau mơ hồ ở các khớp kèm theo sốt nhẹ về chiều.
Triệu chứng tại chỗ:
- Khi ấn vào xương khớp bị tổn thương sẽ thấy đau.
- Vận động cũng thấy đau.
- Bao khớp dày lên và có thể sờ thấy.
- Xuất hiện hạch tương ứng vùng lao tròn, di động nhưng không gây đau.
- Teo cơ quanh khớp
Giai đoạn toàn phát
- Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình như sưng to khớp, da nhọt nhạt, vùng cơ quanh khớp bị teo mạnh.
- Khi ấn vào khớp hoặc vận động khớp sẽ thấy rất đau, gây hạn chế vận động khớp.
- Hạch nổi rõ, dính và thấy đau khi ấn vào.
- Co hiện tượng áp – xe lạnh lan xa.
- Có khả năng bị trật khớp háng, biến dạng xương, gãy xương…
Giai đoạn ổn định
Khác với bệnh lý viêm xương tủy, lao xương có quá trình kích thích tái tạo xương mới. Ở gia đoạn này, các triệu chứng lao xương dần giảm bớt, bệnh nhân có thể ăn được, ngủ được, cân nặng cũng lên dần. Mặc dù đợ đau nhưng nếu đã có di chứng biến dạng xương thì không thể nào phục hồi lại được.
Biến chứng của bệnh lao xương
Bệnh lao xương tiến triển có thể gây rò và bội nhiễm, tái phát do mũ bã đậu còn chứa vi khuẩn lao. Biến chứng nguy hiểm nhất do lao xương gây ra, đặc biệt ở cột sống là gây biến dạng cột sống, chèn ép tủy sống và rễ thần kin, dẫn đến bại liệt tứ chi hoặc hai chi dưới. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, vi khuẩn lao xương sẽ lay lan đến các cơ quan, màng não, phổi… làm tăng nguy cơ tử vong.
Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm với các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp
Bệnh lao xương có chữa được không ?
Ngày nay, với những tiến bộ về y học kỹ thuật thì việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao xương đã đạt được những thành công nhất định. Bệnh lao xương có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 9 -12 tháng nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp. Vì vậy, khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi cơ thể, nhức người, sốt nhẹ…mà trì hoãn việc đến bệnh viện để khám và kiểm tra cụ thể (chụp X quang, soi vi khuẩn…)
Phác đồ điều trị bệnh lao xương chủ yếu vẫn là dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân. Bệnh nhân cần chú ý nghỉ ngơi trên giường cứng từ 4-5 tuần ở giai đoạn đầu, không nằm nệm mềm hoặc cũng không cần phải bó bột bất động tuyệt đối như những cách điều trị trước đây. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân cần phải tập vận động khớp để tránh tình trạng cứng khớp. Ở một số trường hợp tổn thương nghiêm trọng, có thể phải áp dụng can thiệp ngoại khoa.
Ngày đăng: 09/06/2017 - Cập nhật lúc: 6:44 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!