Bệnh lao xương điều trị như thế nào ?

Lao xương là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp hiện nay. Bệnh lao xương thường khởi phát sau khi vi khuẩn lao xâm nhập theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú ở một bộ phận nào đó của hệ cơ xương khớp, thường bắt đầu ở những xương xốp rồi lan ra xung quanh. Tìm hiểu các phương pháp điều trị lao xương là điều cần thiết mà bất kỳ người bệnh nào cũng nên biết.

Phương pháp điều trị bệnh lao xương

Bệnh lao xương là gì ? Bệnh lao xương khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ xương khớp nào trong cơ thể. Trong đó, lao cột sống là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 60-70% trong tổng số những ca bệnh lao xương. Sau đó là đến lao khớp háng (10%), lao khớp gối (5%)…

Điều trị bệnh lao xương khớp chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh và điều trị phối hợp theo phương pháp nội khoa. Nguyên tắc điều trị là điều trị triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương

1- Điều trị cơ bản theo nguyên nhân gây bệnh lao xương

Sử dụng thuốc chống lao theo nguyên tắc:

  • Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công, thời gian từ 2-3 tháng.
  • Phối hợp ít nhất 2 loại thuốc chống lao trong giai đoạn duy trì, thời gian từ 4-6 tháng.
  • Dùng thuốc đúng liều và đều đặn để thuốc được hấp thu tối đa. Không dùng liều quá thấp vì không hiệu quả, trong khi liều cao lại dễ dẫn đến tai biến.

Các thuốc chống lao thường được chỉ định là Ethambutol (E), Isoniazid (H), Rifampicin (R), Streptomycin (S), Pyrazynamid (Z) theo phác đồ điều trị như sau:

  • Lao xương khớp mới phác hiện:

Dùng phác đồ 2 S(E) HRZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH.

♦ Giải thích: Nghĩa là trong 2 tháng đầu dùng 4 loại kháng sinh phối hợp là Streptomycin (S) hoặc Ethambutol (E), Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazynamid (Z). Và 4 tháng sau đó thì dùng hai loại thuốc kháng sinh là Isoniazid (H) và Ethambutol (E) hàng ngày.

Chú ý: Phác đồ này chỉ được áp dụng khi kiểm soát trực tiếp được bệnh nhân ở cả giai đoạn duy trì.

  • Lao xương khớp tái phát hoặc các trường hợp khác:

Trong trường hợp lao xương tái phát, điều trị lại sau bỏ thuốc, thể lao nặng hoặc thất bại với phác đồ trên đây thì áp dụng phác đồ 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3.

Giải thích: Trong 2 tháng đầu dùng  phối hợp 5 loại thuốc là Streptomycin (S), Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazynamid (Z),Ethambutol (E).

Đến tháng thứ 3 thì dùng phối hợp 4 loại thuốc là Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazynamid (Z), Ethambutol (E).

5 tháng tiếp theo thì dùng phối hợp 3 loại thuốc Isoniazid (H), Rifampicin (R), Ethambutol (E). Liều dùng:3 ngày/tuần.

Chú ý: Khi dùng phác đồ 3 lần/tuần thì liều lượng thuốc sẽ được thay đổi cao hơn liều lượng hàng ngày.

  • Những lưu ý khi điều trị lao xương theo nguyên tắc cơ bản:

– Theo dõi và quản lý bệnh theo nguyên tắc DOST (Directly Observed Treatment, Short course): Nghĩa là điều trị phác đồ ngắn ngày có theo dõi , kiểm soát trực tiếp việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra tình trạng toàn thân, tại chỗ và các tiến triển của bệnh cũng như các tai biến có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.

– Đối với những trường hợp lao xương ở trẻ em (thường gặp là lao khớp háng ở trẻ em), người già, thai phụ hoặc phụ nữ đang cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan và thận thì cần phải có những hướng dẫn điều trị và theo dõi riêng.

– Trong quá trình sử dụng thuốc chống lao trong thời gian dài, cần đặc biệt lưu ý những tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa, rối loạn về thần kinh ngoại biên, khớp, mẩn ngứa phát ban…và theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp là ù tai, chóng mặt, điếc do sử dụng Streptomycin; hoặc thiếu máu huyết tán, xuất huyết dưới da do dùng Rifampicin; thị lực giảm sút do dùng Ethambutol; vàng da, sốc phản vệ…

2- Phương pháp điều trị phối hợp 

Ngoài việc áp dụng điều trị cơ bản như trên, bệnh nhân cần được điều trị phối hợp theo phương pháp sau:

  • Bất động tương đối ở vùng tổn thương:

Người bệnh được bất động vùng tổn thương bằng máng bột, áo bột, giường bột, nẹp bột, nẹp chỉnh hình. Đặc biệt với tổn thương lao ở cột sống thì phải cố định bằng bó bột để tránh tai biến ép tủy. Sau đó, người bệnh sẽ được cho vận động trở lại để tránh tình trạng dính khớp, cứng khớp, teo cơ.

Mục đích của việc bất động khớp tổn thương lao là tránh các kích thích cơ học, giúp cơ thể chống nhiễm trùng. Trường hợp tổn thương lao khớp nhẹ, được chẩn đoán và phát hiện sớm thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động và gắng sức. Không cần phải bó bột.

  • Điều trị nội khoa:

Kết hợp các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều.

Phòng ngừa và điều trị các tác dụng phụ của thuốc.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

  • Điều trị ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa phối hợp được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

– Lao cột sống có nguy cơ chèn ép tuỷ sống hoặc đã ép tuỷ.

– Lao có ổ áp xe lạnh tại chỗ hoặc di chuyển ở xa.

– Tổn thương lao gây phá huỷ đầu xương nhiều.

– Khớp bị di lệch có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng sau này.

Vì vậy, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các ổ tổn thương, giải phóng chèn ép tủy sống và chỉnh hình lại cột sống hoặc xương khớp. Đồng thời, phẫu thuật cũng giúp thuốc kháng lao phát huy tác dụng tốt hơn.

Trong trường hợp này, phẫu thuật được chỉ định sau khi điều trị nội khoa từ 1-3 tháng. Sau khi phẫu thuật thì vẫn điều trị tiếp từ 6 – 9 tháng.

Ngày đăng: 28/06/2017 - Cập nhật lúc: 4:59 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?