Bệnh gai cột sống là gì, bị gai cột sống chữa như thế nào?

Nhiều người khi được chẩn đoán mắc bệnh gai cột sống thì chỉ hiểu nôm na là cột sống của mình mọc gai và chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ chúng thì bệnh sẽ khỏi. Quan niệm trên liệu có đúng không? Bệnh gai cột sống là gì? Hiểu đúng về căn bệnh này sẽ giúp bạn có hướng chữa trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh gai cột sống gặp chủ yếu ở người già và khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là khi các gai xương đã mọc dài gây chèn ép vào các dây thần kinh. Ở giai đoạn đầu người bệnh được chỉ định dùng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị bảo tồn khác, tuy nhiên khi bệnh trở nặng thì việc phẫu thuật chữa gai cột sống vẫn là sự lựa chọn cần thiết.

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống (còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống) là một trong những dạng của thoái hóa cột sống. Bệnh xuất hiện khi có sự phát triển thêm của các mấu xương nhỏ trên thân đốt sống, đĩa sụn hay các dây chằng bao quanh cột sống do bị chấn thương hay do ảnh hưởng của bệnh lý viêm khớp cột sống mãn tính. Bệnh có khuynh hướng gia tăng theo độ tuổi và thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ.

Bệnh gai cột sống là gì và cách chữa trị

Một số đặc điểm của gai cột sống:

  • Kích thước của gai: Ở giai đoạn đầu các gai xương xuất hiện với kích thước nhỏ li ti và chúng sẽ ngày càng phát triển to thêm cùng với sự tiến triển của bệnh. Càng có kích thước lớn thì các gai càng gây đau nhức dữ dội hơn.
  • Phạm vi ảnh hưởng: Theo cấu tạo của cơ thể người, cột sống của chúng ta được chia làm 33 đốt. Mọi vị trí đều có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh gai cột sống. Tùy theo vị trí mắc phải trên thân đốt sống mà y học có các thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ căn bệnh này như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực hay gai đốt sống thắt lưng…
  • Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất: 30- 60 tuổi. Tại Việt Nam từng ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ ( tức chưa tới 30 tuổi ).

Sự xuất hiện của các gai hình thành trên cột sống khiến cho người bệnh rất khó chịu với các triệu chứng mà nó gây ra. Sự ma sát giữa các gai xương với dây thần kinh, tủy, các dây chằng và các mô mềm ở cột sống gây ra cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ. Cảm giác đau có thể lan xuống hai bên cánh tay, gây tê tay chân và còn làm giới hạn khả năng vận động của bệnh nhân.

Vậy khi bị gai cột sống chữa như thế nào? Người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây:

2 cách chữa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất hiện nay

Bị gai cột sống chữa thế nào cho hiệu quả? Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân đặt ra sau khi phải chịu những ám ảnh vì bệnh tật hành hạ. Tuy nhiên một thông tin đáng buồn là hiện tại y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp nào có khả năng điều trị gai cột sống triệt để. Bệnh nhân chỉ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ các gai xương.

1. Trị gai cột sống bằng các phương pháp bảo tồn

Điều trị bảo tồn là các phương pháp trị gai cột sống không cần sử dụng đến dao kéo, tức không có mổ xẻ hoặc cắt bỏ. Bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu để giảm thiểu đau đớn, khó chịu.

– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động:

Nằm nghỉ là phương pháp được áp dụng trong trường hợp gai cột sống gây ra các cơn đau cấp tính. Khi được nghỉ ngơi, lực ma sát và chèn ép của các gai xương lên phần mềm xung quanh cột sống sẽ giảm và người bệnh cũng tránh được cảm giác đau. Tuy nhiên, việc nằm nghỉ quá lâu cũng không tốt, khi các cơn đau có xu hướng thuyên giảm bệnh nhân nên đứng dậy đi lại, làm các công việc nhẹ nhàng để tránh hiện tượng teo cơ, giảm tính linh hoạt của cột sống.

– Dùng thuốc chữa gai cột sống:

Tùy theo triệu chứng gặp phải mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc sử dụng thích hợp. Các thuốc trị gai cột sống thường được sử dụng là thuốc giảm đau ( Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen.. ) và thuốc kháng viêm không steroid ( Ibuprofen, Diclofenac, và Naproxen). Chúng có ưu điểm là cắt đứt các cơn đau nhanh chóng chỉ sáu khoảng 30 phút sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài người bệnh rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc tây và gặp các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Chính vì vậy hoạt động mua bán và chỉ định thuốc tân dược đều phải rất thận trọng, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chữa gai cột sống hiệu quả nhất

Ngoài thuốc tân dược, một số bệnh nhân còn tìm đến thuốc nam, thuốc đông y hay thuốc dân gian để chữa gai cột sống tại nhà. Mặc dù có tính an toàn cao và tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân song cần lưu ý những cách chữa bệnh gai cột sống nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị khi bệnh còn nhẹ, việc sử dụng thuốc Tây vẫn rất cần thiết.

– Cách trị gai cột sống bằng vật lý trị liệu:

Một số phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu lazer… cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc giảm đau và tăng cường lưu thông máu tới nuôi dưỡng khu vực cột sống bị bệnh. Ngoài những tác dụng trên, vật lý trị liệu còn giúp người bệnh gai cột sống duy trì được khả năng vận động, kiểm soát tốt bệnh và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

– Phương pháp Chiropractic của Mỹ:

Là phương pháp nắn chỉnh cột sống giúp điều chỉnh những sai lệch rất nhỏ trên cột sống nhằm giải phóng sự chèn ép của gai xương lên các dây thần kinh và tủy sống, giúp kích thích khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể. Tuy có tác dụng giảm đau nhưng hiệu quả của nó cũng chỉ mang tính tạm thời, không triệt tiêu được gai xương.

2. Cách điều trị bệnh gai cột sống bằng phẫu thuật

Thông thường các trường hợp bị gai cột sống nặng, tức gai xương đã mọc quá dài và có nguy cơ bị chèn ép tủy cổ, dây thần kinh thì cần thiết phải phẫu thuật. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hết các gai xương trên thân đốt sống. Tuy nhiên giải pháp này chỉ giúp bệnh tình ổn định được một thời gian và bệnh vẫn có khả năng tái phát do các gai xương mọc trở lại.

Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng song người bệnh cũng không nên chủ quan trong việc đối phó với bệnh gai cột sống. Việc chữa trị gai cột sống nên được tiến hành sớm để nhanh chóng có kết quả tốt và rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng: 12/03/2018 - Cập nhật lúc: 12:55 PM , 03/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?