Bất ngờ với bài thuốc đông y chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ theo Đông y là phương pháp điều trị không còn xa lạ gì với những người đang mắc phải căn bệnh này. Bằng việc kết hợp các thành phần thảo dược thiên nhiên, các bài thuốc đông y đã mang đến những tác dụng tích cực trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Nhân đây, thoaihoakhop.net xin được chia sẻ với quý bạn đọc một số bài thuốc đông y chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ đã được nhiều người bệnh lựa chọn và áp dụng.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ theo quan niệm của Đông y

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng tổn thương thoái hóa các bộ phận ở vùng cột sống cổ dẫn đến những rối loạn về cảm giác và vận động, thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên và tuổi cao. Trong Đông y, thoái hóa đốt sống cổ được cho là thuộc phạm vi của chứng Tý, xuất hiện do nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Do phòng hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc khiến khí huyết bị vế tắc và gây đau nhức, cử động hạn chế.
  • Do tuổi tác cao, xương khớp được nuôi dưỡng kém, can thận hư nên dẫn đến thoái hóa.
  • Do chấn thương ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp vùng cột sống cổ.
  • Do dinh dưỡng không đầy đủ khiến Tỳ vị suy yếu, khí huyết vận chuyển kém, thấp tà xâm nhập và làm ngăn trở khí huyết lưu thông dẫn đến đau nhức.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Bài thuốc đông y chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Theo lương y, tùy theo từng thể bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh mà Đông y có bài Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ phù hợp. Chẳng hạn với trường hợp của anh Trịnh V. Hoàng (Hà Nội), anh thường xuyên bị đau đầu, đau cổ vai gáy, cứng gáy, cử động cổ khó khăn, tay chân tê và đau mỏi, không có sức hoạt động, sợ lạnh. Bắt mạch thấy mạch Phù (hoặc Hoãn/Khẩn), xem thấy lưỡi mỏng, trắng nhạt thì nguyên nhân là do phong hàn. Cần khứ phong, tán hàn thông kinh hoạt lạc bằng bài thuốc gồm Cát căn 15g, Xương truật, Quế chi, Bạch thược, Xuyên khung, Qui đầu, Mộc qua (mỗi vị đều 9g), Cam thảo 6g, Sinh khương, Tam thất, Táo (mỗi vị 3g).

Còn trong trường hợp của chị Mai Tuyết (Ninh Bình), nguyên nhân gây bệnh là do huyết ứ khí trệ, gây đau đầu, vai gáy đau ê ẩm, ban ngày đỡ đau, abn đêm đau nhiều, tay chân tê mỏi, co rút. Bắt mạch thấy mạch Sáp (hoặc Huyền), xem lưỡi thấy có màu đỏ tím, có điểm ứ huyết, miệng khô thì dùng bài thuốc Đào Hồng Ẩm gia giảm gồm các vị Đào nhân, Qui đầu, Ngũ linh chi, Xuyên khung, Hồng hoa, Uy linh tiên, Chi tử,  Huyền hồ. Tùy theo tình trạng bệnh mà gia giảm thêm cho phù hợp để hoạt huyết, hóa ứ, giúp kinh lạc thông suốt.

Hoặc với thể can thận âm hư như của bác Cao V. Hòe (Nam Định), gây đau vai gáy, đau lan lên đầu, tay chân tê bì mất cảm giác, lưng đau, gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hay ra mồ hôi trộm. Bắt thấy mạch Tế/Sác, xem thấy họng khô, lưỡi đỏ có rêu mỏng thì phải bồi bổ can thận, hoạt huyết, thông kinh lạc bằng bài thuốc gồm Thục địa, Ngưu tất, Đan sâm (mỗi vị 12g), Đương quy, Hoàng bá, Bạch thược, Thỏ ty tử, Tỏa dương, Kê huyết đằng, Tri mẫu, Quy bản (mỗi vị 9g).

Cách sắc thuốc: Cho các vị thuốc vào ấm đất đun với 4 chén nước trên lửa nhỏ đến khi còn lại 1 chén. Chắt nước ra bát rồi cho tiếp 3 chén nước khác vào nấu còn lại nửa chén. Sau đó hòa hai lần nước với nhau rồi chia uống 3 lần trong ngày khi còn ấm.

Ngày đăng: 08/03/2017 - Cập nhật lúc: 10:50 AM , 07/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?