Bấm huyệt chữa đau khớp háng có hiệu quả không?
Hiện nay phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp háng đang được ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và ngày càng có nhiều bệnh nhân áp dụng với mong muốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây, tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh. Vậy phương pháp này có tác dụng gì? Dùng bấm huyệt để chữa đau khớp háng của hiệu quả không? Những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây cùng với những lưu ý khi bấm huyệt bệnh nhân cần phải biết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp háng có thực sự hiệu quả?
Trên cơ thể người có tất cả 365 huyệt đạo khác nhau, chúng có mối tương quan mật thiết với sức khỏe của con người. Huyệt là nơi thần khí ra vào và cũng là nơi tập trung cơ năng hoạt động của các phủ tạng, kinh lạc nằm ở những vị trí tương ứng trên khắp cơ thể.
Y học cổ truyền quan niệm huyệt cũng chính là cửa ngõ để các tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nên chứng đau khớp háng cũng như nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Điều này thường xảy ra khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng kết hợp với các yếu tố nguy cơ như vận động không đúng cách, thiếu hụt chất dinh dưỡng…. Việc tác động lên các vị trí huyệt đạo thích hợp sẽ giúp kích thích cơ thể điều hòa được các rối loạn về bệnh lý, đồng thời tái lập lại các hoạt động sinh lý tự nhiên của khớp. Đối với người bị đau khớp háng, phương pháp này có những tác dụng như sau:
- Khôi phục khả năng hoạt động và làm tăng tính linh hoạt của khớp háng
- Kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng , tu bổ chấn thương ở khớp háng
- Cải thiện tình trạng sai lệch của xương khi bị đau khớp háng do trật khớp, đứng hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
- Đối với các trường hợp khớp háng bị đau kèm theo hiện tượng co cứng khớp vào buổi sáng, bấm huyệt sẽ giúp giảm đau, làm co giãn cơ ,tăng khả năng vận động của khớp háng.
Từ những thông tin trên có thể thấy liệu pháp bấm huyệt có thể giúp hỗ trợ giảm đau và làm giảm các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên việc áp dụng không đúng kỹ thuật có thể gây tác dụng ngược và khiến bệnh tình thêm nặng hơn. Vì vậy để được chữa trị bằng phương pháp này bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín hoặc những lương y có chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thao tác bấm huyệt chữa đau khớp háng đúng cách
Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp háng được tiến hành qua các bước như sau:
**Bước 1: Xác định đúng vị trí huyệt đạo có liên quan
Các vị trí huyệt đạo có tác động đến chứng đau khớp háng bao gồm:
– Huyệt Hoàn Khiêu ( GB30): Đây là điểm giao nhau giữa túi mật và các kinh mạch của tuyến bàng quang, nằm giữa xương hông và xương chỏm
– Huyệt Cư Liêu ( GB29): Huyệt này nằm ngay trung tâm của đường nối giữa xương chậu trước và xương đùi
– Huyệt Phong Thị ( GB31): Vị trí huyệt nằm giữa xương hông và đầu gối ngay mặt ngoài đùi.
– Huyệt Dương Lăng Tuyền ( GB34): Huyệt nằm mặt ngoài chân, chỗ lõm phía dưới đầu xương mác
– Huyệt Mệnh Môn ( B28): Bao gồm 2 huyệt nằm 2 bên đốt sống thắt lưng thứ 5
– Huyệt B48: Huyệt này có vị trí nằm ở chính giữa của vùng cơ ngang hông
** Bước 2: Tiến hành thủ thuật ấn huyệt
- Bệnh nhân ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế tựa, cơ thể thả lỏng hoàn toàn. Nếu nằm trên giường thì cần lựa chọn giường có mặt phẳng cứng, không nên nằm trên giường đệm.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn vào vị trí các huyệt đạo nói trên
- Lúc mới đầu nên dùng một lực nhẹ để tác động lên huyệt. Sau đó tăng dần độ mạnh cũng như nhịp độ ấn để đam lại những tác động rõ ràng lên cơ thể.
- Trong quá trình ấn huyệt kết hợp dùng dùng cụ chuyên dụng để day vào các huyệt theo chiều kim đồng hồ để làm tăng hiệu quả điều trị.
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp háng
- Liệu pháp bấm huyệt chống chỉ định với các trường hợp bị đau khớp háng do các chấn thương dập cơ, gãy xương hay do chấn thương dây chằng. Ngoài ra các trường hợp mắc các bệnh lý hen suyễn, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, suy tim, tăng huyết áp…
- Không nên thực hiện thao tác ở các vị trí huyệt đạo đang bị lở loét khiến cho vùng này bị nhiễm khuẩn và tổn thương nặng hơn.
- Không bấm huyệt sau khi uống bia rượu, lúc bụng đang quá no hoặc quá đói: Theo các thầy thuốc nếu đang có men rượu trong người mà đi bấm huyệt thì sẽ không tốt cho sức khỏe, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Tương tự nếu thực hiện liệu pháp này khi vừa ăn xong hoặc lúc bụng đang trống rỗng thì sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Không nên bấm huyệt sau khi uống bia rượu
- Chỉ bấm huyệt ở những cơ sở uy tín: Việc bám huyệt không đúng cách, xác định sai huyệt, người thực hiện không có chuyên môn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ê ẩm sau khi thực hiện. Vì vậy người bệnh cần tìm đến các bệnh viện uy tín để được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
- Cần kết hợp vận động sau khi bấm huyệt: Sau khi hoàn thành các thủ thuật bấm huyệt chữa đau khớp háng, người bệnh không nên nằm nghỉ một chỗ trên giường. Thay vào đó hãy tập luyện các động tác vận động nhẹ nhàng ở khớp háng để cải thiện khả năng vận động của khớp, tránh bị cứng khớp, teo cơ. Điều này cần có sự kiên trì, thực hiện từng bước một và tăng cường độ luyện tập khi khớp háng bớt đau.
- Trường hợp mắc chứng đau khớp háng do ảnh hưởng của các bệnh lý như thoái hóa khớp háng, viêm khớp…thì cần tiến hành điều trị triệt để các căn bệnh nói trên thì khớp háng mới không bị đau nữa.
BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Ngày đăng: 19/03/2018 - Cập nhật lúc: 7:28 AM , 19/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!